Trẻ bị đau rát do vết loét từ nhiệt miệng
Trong đó bao gồm: viêm loét miệng và nhiệt miệng tái phát (chiếm hơn 50%), nấm miệng, loét do chấn thương, viêm lưỡi bản đồ hay còn gọi là đẹn trăng.
Biểu hiện của bệnh lý niêm mạc miệng ở trẻ em rất đa dạng. Thông thường, dựa vào độ tuổi và thời điểm xuất hiện triệu chứng sẽ có thể chẩn đoán sớm và điều trị bệnh hiệu quả.
1. Nấm miệng:
Khoảng 10% trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi. Ở lứa tuổi này, hệ thống miễn dịch của trẻ chưa hoàn chỉnh, thường ngậm ty giả, bú bình, khó khăn trong việc giữ vệ sinh miệng là những yếu tố thuận lợi làm cho nấm phát triển.
Nấm miệng là những mảng trắng nhỏ, rất khó để làm sạch, khi lấy đi thường để lại những chấm đỏ trên niêm mạc miệng.
Nấm miệng có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào, thường sau khi trẻ ốm hoặc sau một đợt dùng kháng sinh dài ngày. Mặc dù không gây đau đớn, nhưng khi bị nấm miệng trẻ khó chịu, biếng ăn, quấy khóc.
Điều trị nấm miệng tương đối đơn giản, chủ yếu là giữ vệ sinh, rơ miệng để loại bỏ các mảng bám và thoa thuốc điều trị nấm tại chổ (miconazlole, nystatin).
Tuy nhiên do bệnh thường hay tái phát nên cần lưu ý sử dụng thuốc đủ thời gian theo khuyến cáo của nhà sản xuất hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ dù không còn nhìn thấy nấm trong miệng trẻ nữa (duy trì thêm ít nhất 1 tuần sau khi các triệu chứng biến mất).
2. Viêm lưỡi bản đồ:
Viêm lưỡi bản đồ là một trong những vấn đề thường gặp nhất trong bệnh lý niêm mạc miệng ở trẻ em (hơn 8%). Là bệnh lý viêm lành tính, viêm lưỡi bản đồ đặc trưng với những vết hoặc mảng nhẳn, có màu đỏ nhạt, hình dạng, kích thước không đều ở phần đầu lưỡi hoặc hai bên lưỡi.
Bệnh có khuynh hướng tái phát thường xuyên, các tổn thương này có thể thay đổi vị trí, hình dạng, kích thước và tự biến mất sau vài ngày xuất hiện dù không điều trị.
Nguyên nhân gây bệnh còn chưa rõ ràng nhưng có liên quan đến yếu tố di truyền. Khả năng bệnh của trẻ sẽ cao hơn nếu gia đình có người mắc bệnh.
Mặc dù không nguy hiểm nhưng khi bệnh trẻ có thể mệt mỏi, chán ăn, quấy khóc lúc ăn hoặc bú do đau. Trong trường hợp như vậy, có thể dùng thuốc dạng gel bôi chứa lidocaine thoa vào vị trí tổn thương để giảm đau tại chổ, giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.
3. Loét miệng:
Nguyên nhân gây loét miệng ở trẻ em chủ yếu do viêm loét miệng, nhiệt miệng và chấn thương. Tuỳ theo nguyên nhân, vết loét có thể xuất hiện ở mặt trong của môi, má, lợi, lưỡi. Khi bị loét miệng, trẻ thường quấy khóc, đau khi ăn uống, miệng ứ đọng nhiều nước bọt.
Dùng thuốc dạng gel bôi có chứa chất giảm đau (lidocaine), kháng viêm, kích thích lành thương (tinh chất chiết xuất thảo dược như hoa cúc, lô hội) sẽ giúp trẻ giảm đau, ăn uống dễ dàng hơn và rút ngắn thời gian hồi phục.
Thông thường vết loét ở niêm mạc miệng sẽ lành sau 10-14 ngày. Tuy vậy, cần đưa trẻ đến bệnh viện sớm trong trường hợp có một trong các triệu chứng đi kèm như sốt cao, lạnh run, hạch ở cổ hoặc các vị trí khác sưng to, có bóng nước hay vết loét ở những nơi khác trên cơ thể hoặc vết loét có bờ nham nhỡ, sần sùi, tồn tại kéo dài trên 14 ngày…
4. Chăm sóc khi trẻ bệnh:
Để đảm bảo dinh dưỡng nên khuyến khích trẻ dùng thức ăn lỏng, mềm và giàu năng lượng. Nếu trẻ từ chối ăn uống, thay vì ép con ăn theo cách mình mong muốn hãy cho trẻ ăn những món bé yêu thích. Nước để lạnh, thức ăn làm mát và kem có thể làm dịu cơn đau, giúp trẻ cảm giác dễ chịu hơn khi ăn uống.
Giữ vệ sinh răng miệng đúng cách (súc miệng bằng nước muối, đánh răng nhẹ nhàng bằng bản chải mềm mại) để hạn chế nhiễm trùng răng miệng sẽ giúp các tổn thương ở vùng miệng chóng hồi phục hơn./.
Thông tin công ty STADA VIỆT NAM
STADA là hãng dược phẩm uy tín của Đức, có kinh nghiệm 125 năm toàn cầu và 20 năm đồng hành chăm sóc sức khỏe Việt.
STADA cung cấp các loại thuốc chất lượng Châu Âu với giá cả phải chăng và trở thành người bạn chăm sóc sức khỏe đáng tin cậy trong suốt 125 năm qua cho bệnh nhân tại 120 quốc gia trên toàn thế giới.
Ngoài các nhóm sản phẩm thuốc huyết áp, tim mạch, hô hấp, tiêu hoá, da liễu hiện có, STADA Việt Nam sẽ mang đến danh mục sản phẩm với công nghệ cao, chất lượng cao cho khách hàng, bệnh nhân và chuyên gia y tế tại Việt Nam.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận