27/12/2018 13:02 GMT+7

Nhận biết sóng thần tấn công: Nước biển cạn trơ đáy

XUÂN LONG
XUÂN LONG

TTO - Các nhà khoa học đã xác định được hai vùng có khả năng gây ra sóng thần ở vùng bờ biển Việt Nam, nên khuyến cáo người dân cần khắc ghi dấu hiệu nhận biết sóng thần và định hướng chạy.

Nhận biết sóng thần tấn công: Nước biển cạn trơ đáy - Ảnh 1.

PGS.TS Nguyễn Hồng Phương, chuyên gia địa chấn - Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu, khuyến cáo người dân cần nhớ dấu hiệu nhận biết sóng thần sắp ập đến và định hình hướng chạy thoát khỏi phạm vi sóng thần tấn công - Ảnh: TUẤN PHÙNG

PGS. TS Nguyễn Hồng Phương, chuyên gia địa chấn - Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần, khẳng định: để có cơ hội thoát khỏi nơi sóng thần tấn công, người dân cần khắc ghi hai điều có tính chất sống còn, đó là phải nhận biết được và định được hướng chạy, có thể cứu được mình và cứu nhiều người khác.

Ông cho biết: "Khi sóng thần sắp ập đến, thường có hiện tượng lạ là nước biển sẽ rút hết, đến trơ đáy biển. Đó là dấu hiệu của sóng thần có thể ập đến trong vài phút. Lúc này, thay vì đi xuống khu vực biển trơ đáy để bắt tôm, bắt cá thì phải phản ứng bằng cách chạy ngay lập tức".

Điều cần nhớ thứ hai là phải xác định được hướng chạy, định hình được nơi mình sẽ chạy tới.

"Khi chúng ta ở ven biển, đã nhận biết được dấu hiệu sóng thần sắp ập đến, chạy sâu vào trong đất liền sẽ là một hướng thoát thân. Tuy nhiên, với khoảng thời gian rất ít, bạn tưởng tượng với khoảng thời gian từ 15-20 phút, nếu chạy từ ven biển, rất khó có thể chạy xa và chạy kịp lên trú ẩn ở vùng đồi núi cao.

Vì thế, trong tình huống đang ở các vùng ven bờ biển Nha Trang, Đà Nẵng, nếu thấy dấu hiệu sóng thần, bạn cần định được hướng chạy đến những ngôi nhà cao tầng có kết cấu kiên cố, sau đó tiếp tục đi lên những tầng cao", ông Phương khuyến cáo.

Trong trường hợp có nhiều thời gian hơn từ 40-60 phút, ông Phương khuyến cáo người dân cần thực hiện theo hướng dẫn của lực lượng chức năng để tới được những nơi an toàn. Đặc biệt, cần chấp hành nghiêm khi có lệnh của các lực lượng chức năng về sơ tán dân trước nguy cơ sóng thần.

Tuyệt đối không có chần chừ. Phải sơ tán ngay vì khi đó nguy hiểm đã cận kề. Không nên vì lý do còn dở công việc hoặc nghi ngờ việc cảnh báo mà không chấp hành, có khi phải trả giá bằng mạng sống.

PGS. TS Nguyễn Hồng Phương

Nếu có sóng thần ở Đà Nẵng, người dân ven biển được cảnh báo thế nào?

TTO - Sáng 26-12, TP Đà Nẵng tổ chức diễn tập vận hành hệ thống trực canh cảnh báo thiên tai đa mục tiêu với giả định có động đất gây nên sóng thần. Đây là khu vực ven biển đầu tiên ở Việt Nam được trang bị hệ thống cảnh báo sóng thần.

XUÂN LONG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp