Lương hưu của bà The chỉ gần 800.000 đồng/tháng, phải bù thêm hơn 250.000 đồng để đạt mức lương cơ sở 1.050.000 đồng/tháng - Ảnh: VŨ THỦY |
>>
Tôi đi làm từ năm 1989 nhưng năm 1993 công ty nơi tôi làm mới bắt đầu đóng BHXH cho công nhân. Đến khi tôi đủ 55 tuổi thì vẫn chưa đủ 20 năm đóng BHXH để hưởng lương hưu.
Công ty biết tôi độc thân, không có lương hưu thì chẳng có gì bươn chải nên tạo điều kiện để tôi làm việc thêm cả chục năm cho tròn 20 năm đóng BHXH. Gần 65 tuổi tôi mới về hưu. Lúc đó tôi nghĩ rằng tệ lắm thì lương hưu cũng khoảng 2 triệu đồng.
Trước lúc về hưu, tính cả tiền tăng ca thì thu nhập cũng 5 - 6 triệu đồng/tháng. Thế nhưng trong quyết định lãnh lương hưu, lương trung bình trong suốt 20 năm làm việc để tính đóng BHXH chỉ là 1.321.000 đồng.
Với mức hưởng 60%, lương hưu tôi nhận được chỉ vỏn vẹn 792.805 đồng, Nhà nước phải bù thêm hơn 250.000 đồng để lương hưu tôi bằng mức lương cơ sở hồi đó là 1.050.000 đồng.
Tôi nghĩ nếu Luật BHXH mới tính hết thu nhập để đóng BHXH thì đồng lương người ta về sau mới đỡ. Nhưng quy định vậy ai không hiểu thì người ta sẽ phản đối. Lúc tôi đi làm, chỉ cần đóng thêm lên hay bớt lương một chút là họ nhất quyết không chịu.
Đây là quyền lợi chính đáng của người lao động
Hiện tại tôi làm việc cho một bệnh viện nước ngoài và được đóng BHXH dựa trên tổng thu nhập. Điều này là có lợi vì sau này tôi sẽ được hưởng quyền lợi nhiều hơn.
Trước đây khi còn làm việc cho một công ty Việt Nam, họ chỉ đóng BHXH cho tôi với mức lương trên 3 triệu đồng, khi tôi nghỉ việc chỉ lãnh ba tháng bảo hiểm thất nghiệp vỏn vẹn 18 triệu đồng.
Với công ty hiện tại, trường hợp tôi nghỉ việc thì khoản tiền này sẽ gấp 6 lần. Sau này về hưu, nếu lương hưu công ty cũ chỉ khoảng 2 triệu thì ở công ty mới lương hưu có thể được 10 triệu đồng/tháng.
Người lao động cũng không quyết liệt với việc đòi quyền lợi BHXH vì cái lợi trước mắt, chỉ chăm chăm lo cho cuộc sống hiện tại và không nắm hết về BHXH.
Họ không muốn trích nhiều từ tiền lương của họ nên đồng tình với doanh nghiệp mà không hiểu họ thiệt thòi nhiều vì phần đóng góp vào BHXH của doanh nghiệp chiếm 2/3. Thực tế đây là cách giải quyết thiếu tầm nhìn.
Ngoài ra, nhiều người cũng không tin tưởng vào chính sách của Nhà nước, họ nghĩ giữ tiền trong tay mình cho chắc chứ đóng BHXH biết bao giờ lấy lại được. Nhiều người thiếu kỹ năng thỏa thuận lương khi phỏng vấn xin việc, không thẳng thắn nên không đòi hỏi được quyền lợi cho mình.
Khi xin việc ở công ty mới, chính tôi đã chủ động đề nghị công ty đóng BHXH cho tôi dựa trên thu nhập thực tế.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận