22/11/2005 17:52 GMT+7

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý: Dư âm còn lại

Theo Người lao động
Theo Người lao động

Vào lúc 19 giờ 30 hôm nay, 22-11, tại Sofitel Plaza Sài Gòn (17, Lê Duẩn, TP.HCM) sẽ diễn ra chương trình vinh danh nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý với sự tham dự của khoảng 400 khách mời, trong đó có những vị khách đặc biệt như GS-TS Trần Văn Khê, nhạc sĩ Phạm Duy, Tô Hải, nhà thơ Phạm Thiên Thư...

Qxbzd22K.jpgPhóng to
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý - Ảnh: Thanh Niên
Vào lúc 19 giờ 30 hôm nay, 22-11, tại Sofitel Plaza Sài Gòn (17, Lê Duẩn, TP.HCM) sẽ diễn ra chương trình vinh danh nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý với sự tham dự của khoảng 400 khách mời, trong đó có những vị khách đặc biệt như GS-TS Trần Văn Khê, nhạc sĩ Phạm Duy, Tô Hải, nhà thơ Phạm Thiên Thư...

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý đang rất nóng lòng chờ đợi đêm nhạc mà Ban Giám đốc Sofitel Plaza đã có nhã ý tổ chức, như một món quà mừng ông vừa gượng dậy được, sau cú sốc ra đi về cõi vĩnh hằng của người bạn đời yêu quý vào cuối năm qua. Con cái đều ở xa, một mình ông giờ đây sống cô đơn trong ngôi nhà nhỏ nằm trong một con hẻm trên đường Trần Khắc Chân, Q.1.

Chuẩn bị tư thế để đi một chuyến dài

oVNJvyte.jpgPhóng to
Từ trái qua: GSTS Trần Văn Khê, nhạc sĩ Phạm Duy và nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý
Năm nay, đã bước qua tuổi 82, tác giả của Dư âm, nổi tiếng tài hoa một thời đang phải chống chọi với nhiều căn bệnh, trong đó, “vất vả” nhất là bệnh nhũn não đã làm ông bị bán thân bất toại. Sau rất nhiều nỗ lực, ra vào bệnh viện như cơm bữa, nay ông đã có thể chống gậy túc tắc tới lui trong nhà với một bên tay và chân trái ương bướng không chịu cử động.

Ông cười cho biết, công việc thường ngày giúp ông khuây khỏa là lần tay ra ban-công, ngắm những chậu cảnh nảy lộc đơm hoa. Những khi cảm thấy bớt mệt, ông mở máy nghe nhạc hoặc xem ti vi “cho biết thôi chứ thưởng thức làm sao được!”. Mắt ông chợt rơm rớm khi tâm sự, hiện nay, điều làm ông buồn nhất là đêm nào trước khi ngủ, ông cũng chuẩn bị tư thế để đi một chuyến dài. Và sáng ra, nghe tiếng chim hót ngoài khe cửa mới biết mình vẫn được sống.

Các tác phẩm của Nguyễn Văn Tý sẽ được biểu diễn tại Sofitel Plaza:

Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh (1974), Người đi xây hồ Kẻ Gỗ (1976), Tấm áo chiến sĩ mẹ vá năm xưa (1973), Em hát (thơ Hoàng Huế – 2000), Ru người trăm năm (thơ Trần Mạnh Hảo – 1993), Ơi! Sáo sang sông (1993), Về Pleiku (2004), Dáng đứng Bến Tre (1980), Cô đi nuôi dạy trẻ (1980), Dư âm (1949).

Với các ca sĩ: Bích Hồng, Cao Minh, Nhất Sinh, Ngọc Yến, Quang Lý, Duy Quang, Mỹ Hạnh, Tú Anh, Nhã Phương...

Còn niềm vui? Đó là tình cảm của anh em, bạn bè. Có người, đều đặn tháng tháng lãnh lương đến “chia” cho ông vài trăm ngàn đồng vì “cháu còn đi làm, có lương”. Có người tình cờ ghé thăm móc hết các túi được mấy chục cũng dúi vào tay ông “cầm đỡ để thuốc thang”.

Từ vài chục năm nay, ông sống bằng lương hưu. Mới đây, Nhà Xuất bản Đà Nẵng xuất bản một tập nhạc có in ca khúc Dư âm. Được giấy báo, ông đến Bưu điện TP lãnh, mới hay tiền nhuận bút cho sự có mặt của bài hát này là 50.000 đồng (và ông đã phải chi 25.000 đồng tiền xe ôm). Ông lắc đầu: “Thật không biết phải kêu ai”.

Nhưng nhắc đến chuyện sáng tác, mặt ông như bừng sáng với nụ cười thật tươi trẻ. Với Về Pleiku, lần nữa, ở tuổi ngoài 80, ông lại chứng tỏ là một nhạc sĩ xuất sắc nhất nước trong việc làm nhạc cho... địa phương. Những bản nhạc “địa phương” của ông như Một khúc tâm tìnhcủa người Hà Tĩnh, Người đi xây hồ Kẻ Gỗ, Dáng đứng Bến Tre, Quảng Nam - Đà Nẵng - đất nặng nghĩa tình... từ lâu đã trở thành những “hàng độc” trong kho tàng ca khúc cách mạng VN thời kỳ xây dựng...

Phạm Duy: Tôi có năm điều bí mật về Nguyễn Văn Tý

Trong đêm diễn sắp tới với mục đích “vinh danh nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý” tại Sofitel Plaza đêm 22-11, ngoài những tác phẩm của ông, chương trình còn giới thiệu một số ca khúc của những vị khách mời đặc biệt, trong đó có Thuyền viễn xứ, Áo anh sứt chỉ đường tà (Phạm Duy), Đưa em tìm động hoa vàng (thơ Phạm Thiên Thư - nhạc Phạm Duy), Em đến thăm anh một chiều mưa (Tô Vũ), Em đẹp như mơ (Vũ Xuân Hùng).

Nhạc sĩ Phạm Duy, ngoài việc là khách mời có ba ca khúc được biểu diễn còn là người đặc biệt được ban tổ chức đề nghị “có đôi lời tâm sự với nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý cùng khán thính giả”, bởi ông và chủ nhân của đêm vinh danh đã từng có một tình bạn lâu đến trên nửa thế kỷ, từ những ngày còn hoạt động văn nghệ tại chiến khu 4.

Nhạc sĩ Phạm Duy, mặc dù đang khá bận bịu với việc chuyển về sống tại căn nhà mới trên đường Lê Đại Hành (Q.11), song ông cũng đã kịp viết một bài “tâm sự” nhận xét về âm nhạc của Nguyễn Văn Tý khá kỹ. Chuẩn bị cho bài viết này, ông đã phải yêu cầu ban tổ chức cung cấp đầy đủ các tác phẩm của Nguyễn Văn Tý, đồng thời, ông đi tìm mua CD Dư âm về nghe.

Ông đúc kết tất cả có “năm nhận định về Nguyễn Văn Tý” nhưng cương quyết giữ bí mật để đem lại sự hứng khởi cho cử tọa đêm ấy, chỉ cho biết một cách khái quát rằng, mỗi ca khúc của Nguyễn Văn Tý đều có cái hay riêng. Bài thì mạnh về nhịp, bài hay về lời, bài ấn tượng về nhạc. Một đặc điểm của ca khúc Nguyễn Văn Tý là không hư cấu mà đi từ cái thật của đời sống. Và điều khiến nhạc sĩ Phạm Duy phải nể phục là Nguyễn Văn Tý đã vận dụng những giai điệu dân ca của nhiều vùng miền trong nước để sáng tác bài hát mới.

Theo Người lao động
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp