30/03/2025 12:58 GMT+7

Nhắc dân ca Nam Bộ phải nói đến nhạc sĩ Lư Nhất Vũ

Lễ tang nhạc sĩ Lư Nhất Vũ diễn ra trong không khí ấm cúng tại Nhà tang lễ quốc gia phía Nam. Nhiều người đến chia buồn cùng gia đình, thắp hương tiễn ông lần cuối.

Nhắc dân ca Nam Bộ phải nói đến nhạc sĩ Lư Nhất Vũ - Ảnh 1.

Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy TP.HCM Nguyễn Mạnh Cường chia buồn cùng gia đình nhạc sĩ Lư Nhất Vũ - Ảnh: THANH HIỆP

Sáng 30-3, lãnh đạo TP.HCM, Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM, Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Hội Âm nhạc TP.HCM, các nhạc sĩ, người thân đến viếng nhạc sĩ Lư Nhất Vũ, tại Nhà tang lễ quốc gia phía Nam (quận Gò Vấp, TP.HCM).

Đến viếng cố nhạc sĩ có ông Nguyễn Mạnh Cường - trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy TP.HCM, bà Trần Thị Diệu Thúy - phó chủ tịch UBND TP.HCM, ông Nguyễn Minh Nhựt - phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM…

Lễ tang diễn ra trong không khí ấm cúng. Người đến viếng bùi ngùi khi nghe lại sáng tác nổi tiếng của ông là ca khúc Bài ca đất phương Nam.

Ca khúc này được phát liên tục, thể hiện qua tiếng hát ca sĩ Tô Thanh Phương, nghệ sĩ Trọng Hữu, ca sĩ Phương Mỹ Chi.

Lư Nhất Vũ - Ảnh 2.

Phó chủ tịch UBND TP.HCM Trần Thị Diệu Thúy viết sổ tang - Ảnh: THANH HIỆP

Bùi ngùi đưa tiễn nhạc sĩ Lư Nhất Vũ

Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Thị Mỹ Liêm - phó chủ tịch Hội Âm nhạc TP.HCM - có mặt tại nhà tang lễ từ rất sớm.

Bà Mỹ Liêm kể được nhiều lần gặp gỡ, trao đổi về âm nhạc cùng cố nhạc sĩ Lư Nhất Vũ lúc sinh thời. Bà xem cố nhạc sĩ là thầy bởi học hỏi nhiều điều từ ông qua sách, qua những cuộc trò chuyện về chuyên môn.

Bà Mỹ Liêm chia sẻ với Tuổi Trẻ Online: "Nhắc đến dân ca Nam Bộ phải nói đến nhạc sĩ Lư Nhất Vũ, chú hiểu biết về dân ca rất rộng và sâu sắc. Tôi học ở chú rất nhiều. Chú là người hết lòng hết dạ trong nghiên cứu âm nhạc dân tộc, nhất là dân ca.

Những tác phẩm của chú đậm chất dân ca, nghe là nhớ, là biết như Bài ca đất phương Nam".

Ngoài là người nghiên cứu, sưu tầm và sáng tác về dân ca Nam Bộ, cố nhạc sĩ Lư Nhất Vũ còn là người nghiên cứu có nghề trong phân tích về dân ca Nam Bộ.

"Trong tập sách Tìm hiểu dân ca Nam Bộ (tác giả Lư Nhất Vũ, Lê Giang), chú phân tích về thanh âm, điệu, hệ thống hóa về các làn điệu ít người biết đến.

Chú là người đã xây nên những viên gạch ngọc lót đường cho các thế hệ tiếp theo. Chúng tôi tự hào chú là người con Nam Bộ làm được điều đó cho âm nhạc Nam Bộ.

Chú là một tên tuổi lớn, nhân cách lớn nhưng trong nghiên cứu, sưu tầm, chú rất khiêm tốn, dành hết tình cảm cho âm nhạc Nam Bộ" - bà Mỹ Liêm cho biết thêm.

Lư Nhất Vũ - Ảnh 3.

Xúc động phút giây tiễn đưa - Ảnh: THANH HIỆP

Nhắc dân ca Nam Bộ phải nói đến nhạc sĩ Lư Nhất Vũ - Ảnh 4.

Phó chủ tịch Hội Âm nhạc TP.HCM Nguyễn Thị Mỹ Liêm - Ảnh: THANH HIỆP

Lư Nhất Vũ - Ảnh 5.

Bà Thanh Mai - con dâu của nhạc sĩ Lư Nhất Vũ và bác sĩ Nguyễn Hữu Tín - Ảnh: THANH HIỆP

Bác sĩ Nguyễn Hữu Tín - khoa hồi sức tích cực, Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM) - là bác sĩ chăm sóc trực tiếp cho nhạc sĩ Lư Nhất Vũ, bùi ngùi đến đưa tiễn ông.

"Được chăm sóc bác hơn nửa năm qua là vinh dự đối với các bác sĩ, nhân viên điều dưỡng. Bác là người khá nhẹ nhàng dù trong giai đoạn bệnh nặng hay cận kề cửa tử.

Được gần bác trong những giây phút trước khi mất để lại nhiều cảm xúc trong đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng. Sự mất mát này không chỉ riêng của gia đình mà là mất mát cho nghệ thuật, cho đất nước. Chúng tôi học hỏi được nhiều từ phẩm chất của bác" - bác sĩ Nguyễn Hữu Tín nói.

Ông Nguyễn Minh Nhựt - phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM - viết sổ tang: “Người đương thời và hậu thế sẽ mãi tri ân ông vì những tuyệt tác và những đóng góp của ông cho đời, cho quê hương và cho nghệ thuật”.

Lư Nhất Vũ - Ảnh 6.

Nghệ sĩ Trần Vương Thạch - phó chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam, thăm hỏi gia đình cố nhạc sĩ - Ảnh: THANH HIỆP

Nhắc dân ca Nam Bộ phải nói đến nhạc sĩ Lư Nhất Vũ - Ảnh 7.

Tang lễ nhạc sĩ Lư Nhất Vũ tổ chức tại Nhà tang lễ quốc gia phía Nam - Ảnh: THANH HIỆP

Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ phát hiện, dạy Bích Phượng hát dân ca

Ca sĩ Bích Phượng vốn là con gái cưng của nghệ sĩ tài danh Út Trà Ôn nên hồi trẻ bà theo ba hát cải lương. Trong một dịp tình cờ, vợ chồng nhạc sĩ Lư Nhất Vũ - nhà thơ Lê Giang đã phát hiện ra năng khiếu và đào tạo, dạy dỗ Bích Phượng trở thành ca sĩ hát dân ca.

“Năm đó khoảng 1986, 1987, tôi ngoài 20 tuổi cũng chưa có tên tuổi gì, thường khán giả chỉ nhớ giọng ca cổ của tôi trên đài phát thanh. Nhờ cô chú phát hiện, dìu dắt cho tôi vào nhóm Phù Sa mà tôi bước ra sân khấu, được khán giả biết đến nhiều hơn. Kể từ đó tôi gắn bó với cô chú không chỉ ở vị trí là thầy trò mà còn như gia đình” - Bích Phượng kể.

Bà nhớ những ngày đầu còn bỡ ngỡ, vợ chồng nhạc sĩ Lư Nhất Vũ đã dạy bà cặn kẽ từng nốt nhạc một để hát sao cho đúng, cho truyền cảm nhất những giai điệu dân ca của vùng đất phương Nam:

Lư Nhất Vũ - Ảnh 8.

Lư Nhất Vũ, Lê Giang là những người thầy đầu tiên phát hiện, đào tạo để có một ca sĩ Bích Phượng của dân ca miền Nam hôm nay - Ảnh: Tư liệu

"Hồi khoảng những năm 1980, chú Vũ là người biên tập cho rất nhiều chương trình dân ca, hãng băng đĩa, hãng phim. Tôi và anh Đào Đức được xem như hai học trò nòng cốt của chú.

Sau những chuyến sưu tầm dân ca của chú, chúng tôi là những người có trách nhiệm hát trúng, hát y chang lại những gì chú ghi âm được từ các nghệ nhân hát truyền miệng. Để từ đó giữ làm tư liệu cho các công trình nghiên cứu về dân ca Nam Bộ".

Ngoài cái ơn dìu dắt vào con đường dân ca, Bích Phượng còn ngưỡng mộ vợ chồng nhạc sĩ Lư Nhất Vũ - Lê Giang bởi họ cư xử rất nhẹ nhàng, tình cảm. 

Với những người trẻ yêu mến dân ca, ông bà thương như con và truyền dạy hết lòng. Ngoài Bích Phượng, Đào Đức còn có Nhất Sinh, Phương Thảo, Ngọc Lễ, nghệ sĩ Hồng Vân (bên kịch nói)…

Nếu tìm lại những tư liệu, băng đĩa liên quan đến hò, lý Nam Bộ do nhạc sĩ Lư Nhất Vũ và Lê Giang thực hiện, khán giả sẽ bắt gặp vô số audio, clip do Bích Phượng thể hiện. 

Bà còn ghi dấu ấn với những sáng tác không thể quên của Lư Nhất Vũ như Bài ca đất phương Nam, Cô gái Sài Gòn đi tải đạn, Mẹ cho con câu hát quê mùa…

Lư Nhất Vũ - Ảnh 9.

Bà Thanh Mai - con dâu của nhạc sĩ Lư Nhất Vũ, tại lễ tang - Ảnh: THANH HIỆP

Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ tên thật là Lê Văn Gắt, sinh ngày 13-4-1936, quê ở Phú Cường, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Ông qua đời vào sáng 29-3 vì bệnh nặng ở tuổi già.

Linh cữu nhạc sĩ Lư Nhất Vũ quàn tại Nhà tang lễ quốc gia phía Nam (số 5 Phạm Ngũ Lão, quận Gò Vấp, TP.HCM). Lễ viếng bắt đầu từ 8h ngày 30-3, lễ động quan lúc 7h30 ngày 31-3. An táng tại nghĩa trang hoa viên Bình Dương.

Lãnh đạo TP.HCM, Hội Âm nhạc Việt Nam viếng nhạc sĩ Lư Nhất Vũ - Ảnh 1.Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ: Người dâng cho đời bài tình ca đất phương Nam

Trong Bài ca đất phương Nam có câu: "Dẫu trải qua thăng trầm giông tố, qua bao cuộc bể dâu/ Mãi dâng cho đời bài tình ca đất phương Nam". Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ không chỉ viết nhạc mà còn sống vì bài tình ca ấy cho tới khi trút hơi thở cuối cùng.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp