14/04/2023 07:54 GMT+7

Nhà vệ sinh công cộng: Chuyện nhỏ nhưng không nhỏ

Mới đây, lãnh đạo UBND TP.HCM đã chấp thuận đề xuất của UBND quận 1 và Sở Tài nguyên và Môi trường triển khai đầu tư lắp đặt năm nhà vệ sinh công cộng tạm thời trên năm vị trí thuộc địa bàn quận 1.

Thông tin này nếu thông báo cho bạn bè quốc tế thì chắc là họ ngạc nhiên lắm, bởi đây là chuyện nhỏ và đương nhiên phải có ở bất cứ TP nào. Nhưng với Hà Nội, TP.HCM thì quả thật đây không phải là chuyện nhỏ nữa rồi.

Tháng 2 vừa qua, báo Nikkei Asia tiến hành xếp hạng chất lượng nhà vệ sinh công cộng theo chỉ số bảng xếp hạng của QS Supplies, sau khi khảo sát ở 69 TP du lịch trên thế giới thì TP.HCM xếp hạng 67/69.

Kết quả này làm cho người dân TP.HCM không vui chút nào, còn những người làm du lịch thấy bất an vì có thể ảnh hưởng đến thái độ của du khách, nhất là du khách nước ngoài khi đến TP.HCM.

Ở hầu khắp các TP trên thế giới, nhà vệ sinh luôn được dành sự quan tâm đúng mức, chúng có ở khắp mọi nơi từ nhà hàng, siêu thị đến trung tâm thương mại, bến tàu xe và đường phố.

Đó không chỉ là khu vệ sinh mà còn có phòng thay quần áo, góc trang điểm, bàn thay tã lót cho trẻ em, máy bán bao cao su, nước uống, thuốc lá và tất nhiên là rất sạch sẽ, thơm tho, có nhạc du dương...

Theo thống kê, toàn TP.HCM chỉ có trên 200 nhà vệ sinh công cộng, trong khi dân số TP khoảng 10 triệu người. Số lượng nhà vệ sinh như thế đã ít nhưng phân bố không hợp lý, chất lượng rất thấp, đa phần nhà vệ sinh đã xuống cấp, dơ bẩn, thiết bị, cửa nẻo bị hỏng.

Do vậy, để có nhà vệ sinh công cộng đáp ứng nhu cầu của du khách thì các địa phương và sở, ngành chức năng cần phải có một cuộc khảo sát nghiêm túc xem khách du lịch thường di chuyển theo những hướng tuyến nào, dừng chân ở đâu, ở nơi đó những địa điểm nào có thể khai thác nhà vệ sinh có sẵn trong khách sạn, nhà hàng, nhà dân và số lượng cần phải có thêm nhà vệ sinh công cộng là bao nhiêu.

Khi xác định được địa điểm, số lượng rồi mới tính đến loại nhà vệ sinh và vị trí đặt.

Trong bối cảnh TP.HCM hiện nay, ngoài những địa điểm có thể khai thác được trên đất trống chưa đưa vào sử dụng, công viên, vườn hoa hay các đoạn vỉa hè rộng thì có thể tính toán đến phương án đưa nhà vệ sinh công cộng xuống dưới mặt đất như rất nhiều nước đã làm và phương án được coi là khả thi nhất là nhà vệ sinh công cộng di động sáng kéo đến, nửa đêm kéo đi với thiết kế gọn, đẹp, chắc chắn, an toàn.

TP.HCM hiện nay có một vài nhà vệ sinh công cộng do các ngân hàng, doanh nghiệp xây dựng và tài trợ được đánh giá cao, như nhà vệ sinh công cộng ở công viên Lê Văn Tám.

Tiếc là số nhà vệ sinh công cộng như thế quá ít, TP nên kêu gọi các doanh nghiệp chung tay tham gia xây dựng nhà vệ sinh công cộng chất lượng cao là cần thiết, nhưng cần tính đến lợi ích của họ, chẳng hạn như doanh nghiệp được phép quảng cáo nhãn hàng, tên doanh nghiệp, các công trình này được tính điểm cho doanh nghiệp vào thành tích tham gia hoạt động xã hội và được ưu tiên trong các chương trình hợp tác, dự án phát triển.

Cuối cùng, TP cần tính đến một lực lượng quản lý chuyên nghiệp và phải bao cấp, vì nhà vệ sinh công cộng không thu phí và không sinh lời, nhưng đổi lại có những lợi ích khác mang lại như trật tự đô thị, vệ sinh môi trường, thiện cảm của khách du lịch, hình ảnh của TP được cải thiện và như thế thời gian lưu trú, chi tiêu của du khách cũng tăng lên.

TP.HCM: Xây thêm 5 nhà vệ sinh công cộng ở quận 1TP.HCM: Xây thêm 5 nhà vệ sinh công cộng ở quận 1

Đây là kết luận của Phó chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường sau cuộc họp liên quan về xây dựng và quản lý nhà vệ sinh công cộng trên địa bàn TP.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp