06/12/2023 18:39 GMT+7

Nhà văn Trung Quốc Tạ Lăng Khiết kể chuyện hậu chiến với Song nguy thuyền

Trong lúc đi tìm tư liệu với ý định viết câu chuyện về hậu chiến ở Việt Nam, nhà văn gốc Trung Quốc Tạ Lăng Khiết bất ngờ nảy ra ý tưởng viết về hành trình bí ẩn trong quyển 'Song nguy thuyền'.

Nhà văn Tạ Lăng Khiết đồng cảm với những nỗi đau hậu chiến - Ảnh: LINH ĐOAN

Nhà văn Tạ Lăng Khiết đồng cảm với những nỗi đau hậu chiến - Ảnh: LINH ĐOAN

Ngày 6-12, Hội Nhà văn TP.HCM và Chibooks đã phối hợp tổ chức giao lưu với nhà văn Tạ Lăng Khiết và giới thiệu quyển tiểu thuyết mới nhất của bà có liên quan đến hậu chiến, quyển Song nguy thuyền.

Nỗi đau hậu chiến

Nhà văn Tạ Lăng Khiết là người gốc Quảng Tây, Trung Quốc. 

Bà đã lập gia đình và sống tại Bỉ 16 năm qua.

Bà từng theo học Học viện Lỗ Tấn. Tuy nhiên cuộc đời đẩy đưa khiến bà phải làm việc hơn chục năm ở một ngân hàng.

Vì giấc mơ văn chương, một ngày bà từ bỏ công việc có tài chính ổn định mà nhiều người bảo rằng bà dở hơi.

Khi chấm dứt công việc ở nơi mà Lăng Khiết cảm thấy nhàm chán, vô tình bà đến Việt Nam lần đầu qua đường Móng Cái. 

Thú vị với con người và món ăn Việt Nam, Tạ Lăng Khiết đã trở lại Việt Nam đến năm lần. Đi sâu vào Hà Nội, Hội An, TP.HCM…

Từ trái qua: dịch giả Lệ Chi, nhà thơ Lê Thị Kim, nhà văn Tạ Lăng Khiết và nhà văn Bích Ngân - Ảnh: LINH ĐOAN

Từ trái qua: dịch giả Lệ Chi, nhà thơ Lê Thị Kim, nhà văn Tạ Lăng Khiết và nhà văn Bích Ngân - Ảnh: LINH ĐOAN

Ngày xưa học trường viết văn bà từng có cơ hội đọc tư liệu về Việt Nam nên cảm thấy thích thú. 

Song nguy thuyền do Chibokks phối hợp với Nhà xuất bản Lao động ấn hành - Ảnh: LINH ĐOAN

Song nguy thuyền do Chibokks phối hợp với Nhà xuất bản Lao động ấn hành - Ảnh: LINH ĐOAN

Và như vậy 20 năm qua, trong những lần đến Việt Nam bà đã gặp gỡ, nghiên cứu, tìm hiểu với hy vọng sẽ viết một quyển sách về nơi này.

Tuy nhiên, trong một lần tiếp xúc cựu binh Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam, trong bà lại nảy ra ý tưởng khác.

Đó là người cựu binh luôn cảm thấy ray rứt, và di chứng hậu chiến để lại trong ông thật nặng nề. 

Ông bị chứng tâm thần phân liệt và thường có suy nghĩ tự sát.

Người vợ đầu không chịu nổi phải ly hôn. 

Sau đó ông gặp gỡ một người phụ nữ Trung Quốc và họ đến với nhau, ông hy vọng sống ở nơi gần gũi sẽ có điều kiện qua thăm và giúp đỡ Việt Nam.

Thế nhưng di chứng hậu chiến vẫn hành hạ ông. Người vợ dù mang thai vẫn quyết định bỏ và định rời xa vì không sống nổi với "người tâm thần".

Tác giả Lăng Khiết đã gặp và khuyên người vợ cố gắng dùng tình yêu để giúp đỡ người cựu binh tội nghiệp.

Tạ Lăng Khiết xúc động nói: "Chiến tranh dù kết thúc vẫn gây đau đớn, tổn thương dai dẳng cho những đất nước, con người phải trải qua cuộc chiến". Chính vì vậy bà muốn viết những quyển sách cất lên tiếng nói phản chiến.

14 năm cho một quyển tiểu thuyết đồ sộ

Từ lý do tình cờ ban đầu, nhưng để viết cho tốt, nhà văn Tạ Lăng Khiết đã mất 10 năm nghiên cứu về hải dương học, kiến trúc, khảo cổ, triết học, lịch sử, sân khấu, văn học…

Sau đó, bà mất bốn năm để viết quyển tiểu thuyết dài đầu tay tới khoảng 700 trang của mình.

Đây là quyển tiểu thuyết mà nhà văn Bích Ngân, chủ tịch Hội Nhà văn TP.HCM, cho rằng "đồ sộ về số trang, về kiến thức, tri thức và tài năng".

Song nguy thuyền lần theo hành trình của du học sinh Tô Ngữ và bạn trai Andre tìm kiếm cuốn sách bí ẩn của nhà thám hiểm William. 

Hành trình đó giúp họ khám phá ký ức tăm tối của lịch sử châu Âu dưới sự thống trị của Đức quốc xã. Những số phận bi thương trong bối cảnh lịch sử.

Sách không chỉ dừng lại ở câu chuyện mà thông qua đó cung cấp cho độc giả lượng kiến thức khổng lồ.

Theo dịch giả Trần Trung Hỉ, người tham gia dịch quyển Song nguy thuyền, thì trong truyện Tạ Lăng Khiết đã sử dụng kết cấu song tuyến và nghệ thuật liên văn bản mang lại hiệu quả mới mẻ.

Còn dịch giả Lệ Chi chia sẻ tác giả gói câu chuyện bí ẩn để người đọc tự khám phá. Từ đó, người ta được gợi mở vô vàn suy gẫm về chiến tranh.

Mất 14 năm cho Song nguy thuyền nhưng đề tài về Việt Nam vẫn đau đáu trong lòng Tạ Lăng Khiết.

Bà tiết lộ năm sau chồng bà sẽ nghỉ hưu. Vì vậy bà sẽ thuyết phục ông đến Việt Nam sống để bà có cơ hội nghiên cứu, tiếp xúc và mong có một quyển sách ý nghĩa về Việt Nam.

Nhà xuất bản Trẻ ra mắt hơn 100 đầu sách mớiNhà xuất bản Trẻ ra mắt hơn 100 đầu sách mới

Mở đầu cho chương trình hoạt động của năm 2004, Nhà Xuất bản Trẻ sẽ cho ra mắt hơn 100 đầu sách mới trong quý I, đáp ứng nhu cầu thưởng thức của giới trẻ, đặc biệt là thanh thiếu niên và nhi đồng. Trong năm 2003, NXB Trẻ đã cho phát hành trên 2.300 đầu sách, đạt 106% so với năm 2002, doanh số bán ra thực hiện được trên 59 tỷ đồng và doanh thu đạt 47 tỷ đồng.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp