13/04/2024 14:58 GMT+7

Nhà văn Lê Hoài Lương nhận giải từ Quỹ nhà văn Lê Lựu

Mắc trọng bệnh, nhà văn Lê Hoài Lương không thể đến nhận giải nhất cuộc thi văn học về đề tài nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, về đời sống, sự nghiệp của các doanh nhân lần thứ 4 do Quỹ nhà văn Lê Lựu trao giải sáng 13-4 tại Hà Nội.

Con trai nhà văn Lê Hoài Lương nhận giải nhất thay cho bố từ nhà thơ Trần Đăng Khoa - phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam - Ảnh: T.ĐIỂU

Con trai nhà văn Lê Hoài Lương nhận giải nhất thay cho bố từ nhà thơ Trần Đăng Khoa - phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam - Ảnh: T.ĐIỂU

Con trai nhà văn đã thay ông nhận vinh dự lớn này. Đây cũng là lần đầu tiên trong 4 mùa giải thưởng cuộc thi văn học do Quỹ nhà văn Lê Lựu tổ chức tìm được giải nhất. Ba lần tổ chức trước đó đều không tìm được giải nhất để trao giải.

Nhà văn Lê Hoài Lương

Nhà văn Lê Hoài Lương

Nhà văn Lê Hoài Lương sinh sống và làm việc ở Bình Định, ông đang mắc nhiều căn bệnh nặng, trong đó có bệnh ung thư.

Lê Hoài Lương với những câu chuyện lạ và hay

Ông được trao giải nhất cuộc thi văn học về đề tài Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, về đời sống, sự nghiệp của các doanh nhân lần thứ 4 với hai truyện ngắn Sóng khác Ngưu hoàng.

Theo nhà văn Văn Chinh - đại diện ban giám khảo của cuộc thi, Ngưu hoàng kể câu chuyện về hồn làng xưa đang rã ra từng mảnh từ câu chuyện ứng xử với căn nhà từ đường của cha ông trong một gia đình nông thôn dần bỏ làng ra phố.

Còn Sóng khác lại cho thấy sự liều lĩnh, hay bản lĩnh của nhà văn Lê Hoài Lương khi viết lại tích Từ Thức gặp tiên đã quen thuộc bao đời.

Lê Hoài Lương kể chuyện một người vì đi uống nước ở giếng Tiên mà ngủ suốt 80 năm nay.

Tình huống này khiến gã ngư phủ ngày xưa sống hạnh phúc khỏe khoắn với vợ và với thiên nhiên chợt hiện ra trước lớp lớp người hiện đại như một "báu vật".

Còn chính gã cũng không sao hiểu nổi vì đâu mà con người thời này sống giữa những "cái hộp" với sự trợ giúp của bao nhiêu tiện nghi công cụ, trong đó có công cụ tình dục, mà vẫn không hạnh phúc.

Theo nhà văn Văn Chinh, Lê Hoài Lương đã kể được một câu chuyện rất lạ và rất hay.

Ban tổ chức còn trao hai giải nhì cho tác giả Phan Đình Minh với hai tác phẩm Cha tôi - kép Cúc, Phần mềm; và tác giả Nguyễn Hải Yến với hai tác phẩm Người đàn bà của dòng sông, Đồng tháng ba sương bắt đầu lên.

Ba giải ba cho ba tác giả: Đinh Ngọc Hùng (tác phẩm: Mặn mòi vị biển, Thăng trầm của đất, Vỡ làng); Phan Đức Lộc (tác phẩm: Lỗ sẻ, Người đàn ông của dòng sông); Võ Thị Xuân Hà (tác phẩm: Khúc Thiên thai, Giữa bầy cừu).

Bốn giải tư được trao cho bốn tác giả: Song Ngư (tác phẩm: Giao cảm, Cầu vồng ma), Hồ Ngọc Quang (tác phẩm Mự tôi); Bùi Ngọc Quế (tác phẩm: Còn nợ với hương linh liệt sĩ); Nguyễn Văn Học (tác phẩm: Bước qua ranh giới).

Quỹ nhà văn Lê Lựu "đang cháy đến những giọt dầu cuối cùng"

Tại buổi trao giải, ban tổ chức cũng phát động cuộc thi văn học về đề tài Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, về đời sống, sự nghiệp của các doanh nhân lần thứ 5.

Nhà văn Nguyễn Trí Huân - chủ tịch Quỹ nhà văn Lê Lựu - cho biết Quỹ nhà văn Lê Lựu "như ngọn đèn cạn dầu, đang cháy đến những giọt dầu cuối cùng".

Số tiền quỹ còn lại có thể chỉ đủ tổ chức cuộc thi một lần nữa.

Tuy nhiên, các thành viên của hội đồng Quỹ nhà văn Lê Lựu vẫn đang nỗ lực vận động tài trợ để tiếp tục duy trì cuộc thi viết về đề tài nông dân, nông thôn mà sinh thời nhà văn Lê Lựu rất tâm huyết.

Nhà văn Lê Lựu - Cánh chim báo bãoNhà văn Lê Lựu - Cánh chim báo bão

TTO - Nhà văn Lê Lựu - tác giả tiểu thuyết nổi tiếng Thời xa vắng, một trong số nhà văn nổi bật của Việt Nam thế kỷ 20 - vừa qua đời chiều 9-11 tại quê nhà Hưng Yên, hưởng thọ 81 tuổi.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp