19/07/2004 16:00 GMT+7

Nhà văn Băng Sơn: "Viết văn là một thói quen khó bỏ"

Theo VNE
Theo VNE

Trong thể loại tạp văn, cùng với Hoàng Phủ Ngọc Tường, Phong Thu... Băng Sơn đã tạo dấu ấn riêng với những trang viết đẹp, giàu chất thơ. Hai tập đoản văn mới ra đời Xanh đỏ tím vàng, Ít chân, nhiều chân khẳng định sức sáng tạo dồi dào của ông.

Fvte9z87.jpgPhóng to
Tập sách mới của Băng Sơn
Trong thể loại tạp văn, cùng với Hoàng Phủ Ngọc Tường, Phong Thu... Băng Sơn đã tạo dấu ấn riêng với những trang viết đẹp, giàu chất thơ. Hai tập đoản văn mới ra đời Xanh đỏ tím vàng, Ít chân, nhiều chân khẳng định sức sáng tạo dồi dào của ông.

* Ở tuổi ''xưa nay hiếm'', bí quyết nào giúp ông viết đều và khỏe như thế?

- Hàng năm, anh em trong Hội Nhà văn đều bầu ra nhóm "Ngũ hổ" để khen thưởng các nhà văn ở độ tuổi "thất thập cổ lai hy" mà vẫn sáng tác đều và năm nào tôi cũng có mặt. Nếu một năm có 365 ngày thì tôi cố gắng viết 300 bài với độ dài ngắn khác nhau. Chẳng có bí quyết hay nguyên tắc cụ thể nào, viết văn đối với tôi là một thói quen khó bỏ.

* Người đọc biết đến tên tuổi Băng Sơn là nhà văn chuyên viết tùy bút, tại sao ông lại chọn thể loại này?

- Mỗi người cầm bút thường có cái ''tạng'' riêng. Tôi tự biết sở trường và sở đoản của mình nên muốn tìm lối đi riêng để đến với bạn đọc. Đầu óc tổ chức kém, khi viết truyện ngắn hay tiểu thuyết sẽ gặp khó khăn khi sáng tạo đường dây nhân vật. Nay họ chết, mai mình quên mất để họ sống lại. Tôi vốn quen làm thơ, viết cái gì cũng hay liên tưởng nên đến với thể loại tạp văn như ''mối duyên kỳ ngộ''. Rồi say và yêu nó lúc nào không hay.

* So với các thể loại khác, người ta thường đánh giá tính đóng góp của tùy bút nhẹ hơn. Ông nghĩ sao về điều này?

- Trước đây, Nguyễn Tuân viết tùy bút, viết về món ngon Hà Nội cũng không được hoan nghênh. Nhưng ngày nay, người Hà Nội lại muốn tìm về những trang viết của ông để giữ lại giá trị truyền thống đang có nguy cơ mai một. Trong cuộc sống hiện đại, tôi nghĩ những áng thơ bằng văn xuôi rất cần cho tâm hồn con người. Miễn là văn học nói cho con người, vì những gì thân thuộc quanh ta thì đều đáng trân trọng.

* Các nhà văn viết tùy bút khá nhiều nhưng theo đuổi cả đời thì khá ít, những khó khăn ông gặp phải ra sao?

- Đoản văn hay tạp bút đều đòi hỏi vốn sống ghê gớm. Nhà văn phải tích lũy cái vốn ấy qua bạn bè, sách vở để xây dựng bách khoa tri thức trong đầu. Hơn thế, những điều mình viết ra phải là rung động thực sự, phải có điều để nói tới độc giả. Có những lúc, mình thấy mệt mỏi, muốn buông bút khi tác phẩm bị từ chối không được in. Nhưng lớn hơn cả vẫn là lòng yêu nghề, chỉ cần một lời khen ngợi của độc giả là lại có cảm giác được tiếp sức.

* Bạn đọc dành cho ông danh hiệu nhà Hà Nội học qua trang viết, cảm nhận của ông như thế nào?

- Đó là niềm hạnh phúc của người cầm bút và là phần thưởng vô giá. Tôi đã sống và gắn bó với Hà Nội hơn 60 năm. Hà Nội chứng kiến mối tình của tôi với bà xã thời son trẻ cho nên, viết về Hà Nội như một cái gì bột phát trong tôi. Từng ngày, từng giờ, cảnh và người ấy thấm vào mình. Tôi ngồi đây nhưng có thể nói ở bờ hồ cây me, cây muồng năm ở chỗ nào, hai cây gạo thay đổi ra sao. Hà Nội là mảng gan ruột của tôi.

- Là người đại diện cho lớp nhà văn già, ông muốn nói gì với những cây bút trẻ?

- Tôi thấy lớp trẻ ngày nay quá dữ dội và táo bạo. Nhưng cũng chính vì sự mới lạ mà họ có xu hướng xa rời gốc dân tộc, từ bỏ những giá trị truyền thống. Chúng tôi đã già nên muốn cảm giác yên bình, tôi muốn các bạn hãy viết để nâng cao tâm hồn người đọc.

Theo VNE
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp