Bịnh viện Chợ Rẫy (năm 1965), trước đây mọi người quen gọi đây là Nhà thương Chợ Rẫy - Ảnh: Michael Mittelmann
Gởi câu hỏi này đến mục Bạn đọc hỏi, bạn đọc đáp, bạn đọc Quang Thu hy vọng sẽ có trả lời thỏa đáng để giáp đáp câu hỏi cắc cớ của đứa cháu ngoại mình.
Dưới đây là thắc mắc của tác giả.
"Tui thuộc thế hệ U-70. Xin nhờ nhà "kỷ niệm xưa" Lê Văn Nghĩa và các nhà ngôn ngữ học giúp một chuyện thông qua trang báo Tuổi Trẻ.
Đứa cháu ngoại hỏi cắc cớ: ông ngoại kể hồi xưa ở Sài Gòn có bệnh viện công, là bệnh viện do nhà nước làm chủ, người nghèo vô đó khám, chữa bệnh được lấy giá thiệt rẻ, có khi còn được miễn phí. Có phải vì vậy mà người ta kêu bằng nhà thương? Còn bây giờ sao không thấy bệnh viện ghi là "nhà thương" hả ông ngoại?
Chưa biết trả lời sao, đứa cháu cắc cớ "bồi" tiếp: Thậm chí, hồi đó, người ta kêu bệnh viện này là "nhà thương thí". Tại sao kêu là "thí", hả ông ngoại ?
Thế là, tui cứng họng!
Nhờ quý báo, bác Nghĩa và các vị có cao kiến giúp tui giải thích từ "thí" cho con nhỏ cháu ngoại biết. Không biết từ này có giống với từ "thí" trong "thí cô hồn"?
Các bác giải thích vui vui, hài hước cũng được, nhưng nhớ đúng à nghen! Cám ơn quý vị!"
Góc chia sẻ dành cho bạn đọc
Với góc chia sẻ này, các bạn có thể gửi tất cả thắc mắc lâu nay của mình, ở mọi vấn đề, đề tài trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày cũng như những kiến thức khoa học thường thức, văn hóa nghệ thuật...
Và các bạn bằng kiến thức, kinh nghiệm, vốn sống của mình cũng thoải mái trả lời những thắc mắc của người khác.
Tuổi Trẻ Online tôn trọng và đăng tải những thắc mắc (hỏi) lẫn trả lời (đáp) chân thành, thuyết phục của các bạn, miễn không xúc phạm người khác. Thân mời bạn tham gia.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận