Nhà thơ Trần Vàng Sao trước ngày lâm bệnh - Ảnh: Minh Tự
Nhà thơ Trần Vàng Sao tên thật là Nguyễn Đính, sinh năm 1941 (Tân Tỵ), quê quán ở thôn Vĩ Dạ, TP Huế.
Năm 1961, ông tham gia phong trào đấu tranh của sinh viên - học sinh Huế cùng với các nhà thơ Ngô Kha, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân, Võ Quê, Thái Ngọc San, họa sĩ Bửu Chỉ...
Từ 1965, ông lên chiến khu và công tác tại Ban Tuyên huấn Thành ủy Huế, viết báo và làm thơ. Năm 1970 ông ra miền Bắc an dưỡng, chữa bệnh.
Sau ngày thống nhất (1975), Trần Vàng Sao trở về quê nhà và làm giao liên xã Hương Lưu (nay là phường Vỹ Dạ), sau đó về công tác tại Phòng Văn hóa thành phố Huế, cho đến khi nghỉ hưu năm 1984.
Từ đó cho đến khi ra đi, ông sống với vợ con tại nhà mình ở phường Vĩ Dạ - TP Huế. - Ảnh: Minh Tự
Bài thơ của một người yêu nước mình là tác phẩm của Trần Vàng Sao được sáng tác vào tháng 12-1967 và được chọn là 100 bài thơ xuất sắc nhất Việt Nam thế kỷ 20.
Năm 1988, ông lại nổi tiếng với bài thơ Người đàn ông 43 tuổi nói về mình đăng trên tạp chí Sông Hương năm 1988.
Cho đến năm 2012, Nhà xuất bản Hội nhà văn mới in cho ông tập thơ đầu tiên, đó là trường ca Gọi tìm xác đồng đội.
Ảnh: Lam Điền
Theo PGS.TS Hồ Thế Hà (Đại học Khoa học Huế), Bài thơ của một người yêu nước mình là điển hình cho phong cách Trần Vàng Sao, với những câu thơ sống mãi với nước Việt:
... Đất nước này còn chua xót
Nên trông ngày thống nhất
Cho bên kia không gọi bên này là người miền Nam
Cho bên này không gọi bên kia là người miền Bắc
Lòng vui hôm nay không thấy chật
Tôi yêu đất nước này chân thật
Như yêu căn nhà nhỏ có mẹ của tôi
Như yêu em nụ hôn ngọt trên môi
Và yêu tôi đã biết làm người
Cứ trông đất nước mình thống nhất.
Ảnh: Minh Tự
Những năm cuối đời, ngoài niềm vui làm thơ, ông còn vẽ tranh và nổi tiếng với tranh vẽ về thiền sư Bồ Đề Đạt Ma.
Ông vẽ bằng bút chì, mực tàu, trên mặt sau những tờ lịch cũ, những thứ đồ vật đã bỏ đi.
Một số bức tranh của nhà thơ Trần Vàng Sao:
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận