02/07/2024 18:07 GMT+7

Nhà thơ Hoàng Cát, nguồn cảm hứng nhiều bài thơ của Xuân Diệu, qua đời

Nhà thơ Hoàng Cát, nguồn cảm hứng trong nhiều bài thơ tình của Xuân Diệu, vừa qua đời chiều 1-7 tại Hà Nội, sau thời gian chống chọi với bệnh trọng.

Nhà thơ Hoàng Cát trong mắt bạn bè là một người luôn lạc quan dù cuộc đời nhiều vất vả - Ảnh tư liệu

Nhà thơ Hoàng Cát trong mắt bạn bè là một người luôn lạc quan dù cuộc đời nhiều vất vả - Ảnh tư liệu

Gia đình cho biết nhà thơ Hoàng Cát qua đời lúc 16h15 ngày 1-7, hưởng thọ 82 tuổi.

Những "nghi án" với Hoàng Cát

Hoàng Cát chính là 'em' trong bài thơ nổi tiếng Biển của Xuân Diệu, với những câu thơ tha thiết về một tình yêu cháy bỏng.

Trước đây, mối tình trai giữa Xuân Diệu - Hoàng Cát hầu như chỉ người trong làng văn biết. 

Nhưng gần đây, khi xã hội đã cởi mở hơn với chuyện tình yêu đồng giới, nhà thơ Hoàng Cát đã có lần lên báo tâm sự về "mối tình" giữa hai người.

Ông thừa nhận có một tình yêu đặc biệt giữa hai người, đặc biệt là từ phía Xuân Diệu. 

Còn ông thì chỉ thương, thương nhiều, và rất chiều chuộng "ông hoàng thơ tình".

Xuân Diệu cũng chính là thầy dạy làm thơ rất khắt khe của Hoàng Cát, cũng là người nâng đỡ tinh thần cho Hoàng Cát rất nhiều trong cuộc đời nhiều vất vả gian truân vì văn thơ của Hoàng Cát.

Cơ duyên cho Hoàng Cát gặp nhà thơ Xuân Diệu vào năm 1958, khi ông bắt đầu viết văn, làm thơ. Để rồi từ đây bắt đầu một mối tình sâu đậm từ phía thi sĩ Xuân Diệu.

Chuyện tình của hai người từng là một "nghi án" trong làng văn. 

Năm 1965, Hoàng Cát vào chiến trường Thừa Thiên - Huế, sau đó bị thương, rồi xuất ngũ về Hà Nội, tiếp tục sáng tác từ năm 1971.

Ông được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam năm 1994, xuất bản cả chục đầu sách, chủ yếu là thơ.

Nhà thơ Hoàng Cát (trái) và nhà thơ Xuân Diệu (phải) - Ảnh tư liệu

Nhà thơ Hoàng Cát (trái) và nhà thơ Xuân Diệu (phải) - Ảnh tư liệu

Một ví dụ về nghèo khổ nhưng hạnh phúc trong làng văn

Nhà thơ Hoàng Cát sinh năm 1942 tại xã Hùng Tiến, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Sau khi học xong Trung cấp Cơ điện Hà Nội, ông về làm công nhân tại Nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo, Hà Nội.

Tại đây, ông bắt đầu viết văn, làm thơ.

Ông đã xuất bản các tập thơ như Tháng giêng dai dẳng, Ngôi sao biếc, Mùa thu - tình yêu cuộc đời, Thì hãy sống, Cảm ơn vỉa hè, Thanh thản... và tập truyện ngắn Chuyện tình của Xin.

Nhớ về nhà thơ Hoàng Cát, nhà văn Nguyễn Quang Lập gọi ông là một ví dụ về một phong cách sống nghèo khổ mà hạnh phúc của làng văn.

Nhà thơ Hoàng Cát năm 2008 - Ảnh: NGUYỄN ĐÌNH TOÁN

Nhà thơ Hoàng Cát năm 2008 - Ảnh: NGUYỄN ĐÌNH TOÁN

Lễ tang của nhà thơ Hoàng Cát được tổ chức lúc 10h30 ngày 4-7 tại nhà tang lễ Bệnh viện Thanh Nhàn (42 Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội).

Lễ truy điệu và đưa tang được tổ chức lúc 12h cùng ngày. Ông được an táng tại nghĩa trang Quán Dền (Nhân Chính, Hà Nội).

Nhạc sĩ Đỗ Dũng, người gây dựng Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam, vừa qua đờiNhạc sĩ Đỗ Dũng, người gây dựng Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam, vừa qua đời

Nhạc sĩ Đỗ Dũng - người có công đầu trong việc gây dựng Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam từ khi dàn nhạc vừa thành lập, tác giả của giao hưởng ‘Việt Nam’, hợp xướng ‘Tổ quốc’, ‘Nhớ Bác’ - vừa qua đời chiều 19-5 tại Hà Nội, hưởng thọ 85 tuổi.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp