Các tác phẩm đá cảnh thiên nhiên thu hút người xem ở nhiều độ tuổi - Ảnh: ĐOÀN NHẠN
là một từ ngữ Nhật Bản với "Sui" nghĩa là "thủy" (nước). "Seki" là "thạch" (đá), là nghệ thuật thưởng ngoạn đá khi đá vẫn giữ được điều kiện tự nhiên của chúng. Ở Việt Nam được hiểu là đá nghệ thuật, đá cảnh. Suiseki thường được trưng bày trên đế gỗ đã chạm khắc.
Những tác phẩm đá cảnh Suiseki tại triển lãm lần này có đầy đủ tên gọi thuộc thể loại vân cảnh và hình dáng.
Sưu tập đá cảnh là một thú chơi độc đáo, nhưng không kém phần công phu, kén chọn người chơi. Đây là loại hình nghệ thuật mang tính cảm thụ đặc trưng của các nhà sưu tập.
Từ những cảnh trí, con vật được thiên nhiên khắc họa trên đá, nhà sưu tập Phan Khôi đã tự cảm nhận và nhìn ra điểm đặc biệt để đặt tên cho từng tác phẩm của mình.
Như những năm tháng ông vật lộn ở Duy Xuyên, Quảng Nam để có được tác phẩm đá với hình dáng một con sư tử đại diện cho những con vật dưới đất và phía trên là hình ảnh đại bàng, đại diện cho loài chim dũng mãnh trên không. Hai hình ảnh đó gặp nhau, ông Khôi đã đặt cho tác phẩm cái tên Anh hùng tương ngộ.
Trong bộ sưu tập lần đầu tiên giới thiệu đến công chúng này, Phan Khôi cho biết ông cực kỳ tâm đắc với các tác phẩm Anh hùng tương ngộ, Trái tim bất diệt - bồ tát Thích Quảng Đức và Mẹ Quan Âm.
Phan Khôi chia sẻ dù mới chơi đá cảnh hơn 10 năm song có những tác phẩm đá ông đã theo cả mười mấy năm trời, đến nay mới sở hữu được.
Tác phẩm Trái tim bất diệt - Bồ tát Thích Quảng Đức - Phan Khôi đã theo suốt 12 năm để sở hữu được - Ảnh: ĐOÀN NHẠN
Có nhiều tiền chưa chắc đã sở hữu được đá. Với tôi, để sở hữu một viên đá quý chỉ khi mình có duyên với nó. Đã có duyên, thấy được cái đẹp của đá thì phải giữ gìn và trân quý.
Nhà sưu tập Phan Khôi
Hiện tại Phan Khôi đang sở hữu hơn 300 tác phẩm đá nhưng chưa bao giờ bán với bất kỳ giá nào và tuyệt nhiên không nhắc đến giá trị của đá bằng tiền.
Hầu hết những tác phẩm trong triển lãm là những tác phẩm đá cảnh thiên nhiên tiêu biểu đã được Nhà Xuất bản Thông tấn chọn lựa và in trong tập sách Những tác phẩm sinh vật cảnh tiêu biểu Việt Nam (năm 2011).
Nhiều trong số đó đã từng đạt giải vàng ở một số cuộc thi địa phương.
Nhà sưu tập đá cảnh Phan Khôi (phải) kể về những hành trình chinh phục đá quý - Ảnh: ĐOÀN NHẠN
Với 35 tác phẩm được chọn lọc mang đến triển lãm lần này, du khách sẽ được chiêm ngưỡng các danh lam thắng cảnh trong nước như: Một thoáng Hạ Long, Một thoáng cố đô, Hòn Chồng Nha Trang; hay các động vật đá nào là: Kim quy, Lân hý cầu, Hắc điểu, Mãnh sư, Linh cẩu vãn sanh hoặc những nhân vật trong các tuồng tích như: Tôn Ngộ Không, Quan Công, Thầy trò Đường Tăng…
Một số tác phẩm đá cảnh Suiseki tại triển lãm:
Tác phẩm Song Qui - Ảnh: ĐOÀN NHẠN
Mẹ Quan Âm là tác phẩm từng đoạt giải Vàng tại Festival Hoa Đà Lạt 2009 - Ảnh: ĐOÀN NHẠN
Mãnh Sư - Ảnh: ĐOÀN NHẠN
Đại Nội - Ảnh: ĐOÀN NHẠN
Lân hí cầu - Ảnh: ĐOÀN NHẠN
Hòn Dơi - Ảnh: ĐOÀN NHẠN
Thầy trò Đường Tăng , một tác phẩm đá vân cảnh đặc sắc - Ảnh: ĐOÀN NHẠN
Dựa vào cảm nhận mà nhà sưu tập đặt tên cho đá - Ảnh: ĐOÀN NHẠN
Không gian xưa - Ảnh: ĐOÀN NHẠN
Hoàng Liên Sơn - Ảnh: ĐOÀN NHẠN
Mãnh hổ - Ảnh: ĐOÀN NHẠN
Cổ Tự - Ảnh: ĐOÀN NHẠN
Tiên Ông đọc sách - Ảnh: ĐOÀN NHẠN
Tịnh Thất - Ảnh: ĐOÀN NHẠN
Hòn Chồng - Ảnh: ĐOÀN NHẠN
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận