Cụ thể, theo danh sách vừa được Phó thủ tướng Vương Đình Huệ ký quyết định phê duyệt, cùng tỉ lệ thoái vốn tối thiểu theo từng năm, trong năm 2017 sẽ thực hiện thoái vốn ở 135 doanh nghiệp.
Đến năm 2018 sẽ thực hiện thoái vốn ở 181 doanh nghiệp, năm 2019 thoái ở 62 doanh nghiệp và năm 2020 thoái ở 28 doanh nghiệp.
Đáng chú ý, danh sách thực hiện thoái vốn của năm 2017 chỉ có một doanh nghiệp trực thuộc Bộ Công thương quản lý là Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam có tỉ lệ vốn tối thiểu cần thoái trong năm là 52,47%.
Còn những doanh nghiệp khác mà Nhà nước vẫn còn nắm tỉ lệ chi phối rất lớn như Sabeco, Vinamilk… không thấy có trong danh sách thoái vốn này.
Theo Bộ Công thương, mục đích của việc ban hành danh mục thoái vốn nhằm đẩy nhanh tiến độ bán vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ gắn với việc bảo đảm nguồn thu cho phù hợp với kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020.
Đồng thời, điều này giúp thúc đẩy quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước để tập trung vào những khâu, công đoạn then chốt của nền kinh tế.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận