Phóng to |
Theo Bộ Công thương, Nhà nước sẽ hạn chế can thiệp vào giá xăng dầu - Ảnh: T.T.D. |
Giá xăng dầu trong nước khó theo giá thế giới
Vẫn xem xét dừng sử dụng xăng A83 Ông Võ Văn Quyền cho biết Chính phủ đã đồng ý cho đánh giá xăng A83 để dừng sử dụng loại xăng này, nhưng Bộ NN & PTNT cho rằng một số nơi còn dùng. Vì vậy Bộ Công thương vẫn sẽ phối hợp đánh giá tác động. Cho rằng việc dừng sử dụng xăng A83 là “hiện thực”, ông Quyền nêu sẽ phải tính toán lượng xăng A83 tồn để chuyển qua phối trộn thành A92. |
Ông Quyền khẳng định trong nghị định sửa đổi nghị định 84/2009 về kinh doanh xăng dầu mà Bộ Công thương vừa gửi Bộ Tư pháp thẩm định, cơ chế tính giá vẫn phải theo bình quân trong thời gian dự trữ lưu thông (hiện tại là 30 ngày) vì điều này giúp “giảm sốc”. Dự kiến tuần này sẽ nhận được văn bản trả lời của Bộ Tư pháp và hoàn thiện nghị định. “Giá xăng dầu trong nước phản ánh theo giá thế giới không thể hiểu là giá thế giới lên là giá trong nước lên ngay và ngược lại” - ông Quyền nói.
Cũng theo ông Quyền, nghị định mới (thay thế nghị định 84/2009) không có nghĩa “hoàn toàn khác với nghị định 84/2009”. “Tư tưởng nhất quán là theo thị trường. Nhưng nghị định chưa bao giờ từ bỏ quyền quản lý giá của Nhà nước” - ông Quyền nói và cho biết nguyên tắc thị trường là không bù lỗ. Về cơ chế giá của nghị định về kinh doanh xăng dầu, theo ông Quyền, không phải ngày nay giá bao nhiêu, mai giá bao nhiêu, mà tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh để 5-10 năm tới với đội ngũ doanh nghiệp tốt, Nhà nước sẽ rút dần can thiệp vào thị trường...
Liên quan việc Petrolimex công bố kết quả kinh doanh sáu tháng đầu năm 2013 lãi gần 900 tỉ đồng, ông Quyền cho biết nếu Petrolimex lãi theo đúng lợi nhuận định mức (300đ/lít, kg) thì với việc nhập khoảng 4,1 triệu tấn xăng dầu sáu tháng, Petrolimex có thể lãi tới 1.200 tỉ đồng. Tuy nhiên, kinh doanh xăng dầu sáu tháng qua Petrolimex chỉ lãi khoảng 388 tỉ đồng trong tổng thể gần 900 tỉ đồng lợi nhuận hợp nhất trước thuế. Ông Quyền cho rằng mức lãi này so với vốn và doanh thu của Petrolimex là thấp, thậm chí nếu đem tiền gửi tiết kiệm còn lãi cao hơn.
Nhiều hợp đồng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc bị hủy
Về chuyện nông dân khó khăn, đặc biệt có tới gần 1 triệu tấn gạo xuất khẩu đã bị hủy hợp đồng, ông Trần Thanh Hải, cục phó Cục Xuất nhập khẩu, cho biết không phải một hợp đồng mà nhiều hợp đồng đã bị hủy, tổng lượng gạo xuất khẩu bị hủy không đến 1 triệu tấn mà chỉ là... 938.000 tấn. Theo ông Hải, đa số hợp đồng bị hủy là xuất sang Trung Quốc (chiếm 80%, khoảng 567.000 tấn).
Nguyên nhân có nhiều, nhưng do xuất khẩu sang Trung Quốc chủ yếu qua đường tiểu ngạch, không có ràng buộc chặt chẽ nên có thay đổi là hợp đồng bị hủy. Ngoài ra, có cả việc... khách hàng không thanh toán. Tuy nhiên, ông Hải cho biết xuất khẩu gạo của VN đến nay vẫn đạt khoảng 1,8 tỉ USD. Nếu tính cả hợp đồng đã ký, VN có thể sẽ xuất khẩu được 6,1 triệu tấn gạo.
Trong khi đó, theo báo cáo của Bộ Công thương, sản xuất kinh doanh của VN tám tháng qua dù đã có khả quan hơn nhưng vẫn khá ảm đạm. Cụ thể, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến chế tạo cập nhật đến tháng 7 chỉ tăng 0,9% so với tháng trước. Chỉ số tồn kho thời điểm 1-8 tăng 0,2% so với cùng thời điểm tháng 7, tăng 9% so với cùng kỳ 2012.
Đáng chú ý, Bộ Công thương đã thừa nhận ngành thép gặp khó khăn hơn khi điều chỉnh giá điện, ảnh hưởng đến sức cạnh tranh với hàng nhập khẩu, trong khi thép Trung Quốc nhập khẩu vào nước ta nhiều. Tuy nhiên, ông Đặng Huy Cường, cục trưởng Cục Điều tiết điện lực, sau đó cho biết qua tính toán, giá điện tăng 5% chỉ khiến thép thành phẩm tăng 0,04% giá thành, ximăng tăng 0,3%, bia 0,088%...
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận