Sản xuất hàng dệt may xuất khẩu của Công ty CP may Bình Minh, một trong những doanh nghiệp của Vinatex - Ảnh: T.V.N. |
Nếu không tự cứu mình, không cải tiến và cải cách hành chính, mà chỉ đổ lỗi cho thị trường sẽ rất khó phát triển |
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng |
Đó là chỉ đạo của tổ trưởng tổ công tác của Chính phủ - ông Mai Tiến Dũng, chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, tại buổi làm việc với Vinatex vào sáng 20-6.
Theo ông Trần Quang Nghị - chủ tịch HĐQT Vinatex, do sản xuất với quy mô lớn và được trợ giá xuất khẩu, sản phẩm dệt may Trung Quốc có chi phí thấp.
Do vậy, khi dệt may Việt Nam “đặt vấn đề” bán vải, các đối tác đã từ chối để chọn nhà cung cấp Trung Quốc, do lo ngại phía Việt Nam không đáp ứng quy mô đơn hàng, dù giá và chất lượng sản phẩm có thể cạnh tranh.
“Thị trường châu Âu sụt giảm nghiêm trọng, Nga và Belarus quá xa xôi với Việt Nam nhưng lại gần Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc, nên khả năng khai thác, cạnh tranh không dễ dàng. Nhật là thị trường bền vững, gắn bó nhưng rất khó tính. Thị trường Mỹ dễ tính, có thể bùng nổ về số lượng nhưng lại bị bảo hộ. Trong khi đó doanh nghiệp dệt may Việt Nam thiếu đủ thứ, lại khó tiếp cận vốn và đất đai”, ông Nghị than.
Theo ông Nghị, vấn đề cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước đặt ra những rào cản lớn cho Vinatex. Những đơn vị cổ phần hóa “sâu” - Nhà nước chỉ nắm giữ tỉ lệ thấp - thực tế lại hoạt động hiệu quả hơn, do ông chủ thật của những doanh nghiệp này chịu khó bám thị trường, quản trị sản xuất, tinh giản biên chế, giảm chi phí...
Trong khi đó, các đơn vị cổ phần hóa “cạn” - Nhà nước nắm giữ 80% vốn chi phối - thường “làm chơi ăn thật”, do các ông chủ “giả” chỉ làm chừng mực theo... nhiệm kỳ.
Theo ông Cao Quốc Hưng, Thứ trưởng Bộ Công thương, dù bộ này quyết liệt chỉ đạo thoái hết vốn nhà nước tại các doanh nghiệp dệt may nhưng trong văn bản chỉ đạo trước đây lại yêu cầu phải giữ nguyên vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp thuộc Vinatex trước khi bàn giao về Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC). Điều này dẫn đến nhiều khó khăn cho cổ phần hóa.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh quan điểm của Thủ tướng là quyết liệt đẩy mạnh cổ phần hóa, coi đây là giải pháp trọng tâm để thúc đẩy tăng trưởng ngành. Do đó, cổ phần hóa và thoái vốn tại Vinatex phải làm theo lộ trình, chứ không phụ thuộc vào bất cứ yếu tố nào.
“Nếu Bộ Công thương chần chừ, nói chờ bàn giao về SCIC là không ổn” - ông Dũng nói.
Sớm trình danh sách DNNN phải thoái vốn Ông Lê Mạnh Hà, Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, cho biết Quốc hội sẽ có chương trình giám sát chặt về cổ phần hóa. Do đó, Bộ Công thương và Vinatex cần sớm trình danh sách thoái vốn cụ thể ở các doanh nghiệp trong tháng này để Thủ tướng phê duyệt. Theo ông Hà, cơ quan chủ sở hữu vốn Nhà nước đến năm 2018 mới được hình thành, nên việc xây dựng phương án để thay đổi quản trị, hoạt động là cần thiết. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận