Xây trường kiên cố
Tại sao không dùng kinh phí đó để xây trường học, bệnh xá kiên cố trên vùng đất cao, vừa dạy học, chữa bệnh, vừa làm nơi trú ẩn tránh bão lụt cho dân? Điều này tiện lợi cho sử dụng vì có thể nâng cấp các trường học hiện nay còn đang xập xệ, tạm bợ.
Xuồng tránh lũ
Không đơn thuần là chống lũ mà loại công trình này phải chống được mưa bão, những khu vực hay sạt lở cũng phải lưu tâm khi xây dựng công trình này. Quan trọng hơn là nếu đỉnh lũ mỗi năm mỗi tăng thì sẽ thế nào? Công trình này sẽ chống chọi được qua bao nhiêu năm?
Tôi cũng có ý kiến là tại sao không thiết kế các loại xuồng phao có luôn mái che bao bọc bằng cao su hay vật liệu tương tự, có thể có chi phí rẻ hơn, không ngại nước lũ mỗi năm mỗi cao. Khi có lũ mọi người chỉ việc di chuyển vào trong, thuyền được neo chặt để giữ cố định, và ngay cả khi bị cuốn trôi thì cũng đảm bảo những người trú ở trong an toàn cho đến khi cứu hộ đến.
Học mô hình Nhật
Chúng ta phải chấp nhận một sự thật là đất nước ta nằm trong vùng gió bão, năm nào cũng phải chịu ít nhất mười mấy cơn bão. Bây giờ thì thêm lũ lụt (do thủy điện) gây ra nữa. Tôi thấy chúng ta cần học tập mô hình của Nhật Bản. Họ xác định đất nước họ là đất nước động đất và núi lửa gần như thường trực. Cho nên mỗi vùng (thường cỡ vài làng ở nước ta) họ cho xây dựng một dome (nhà hình vòm) hết sức hiện đại và kiên cố. Ở đó có đầy đủ hệ thống chứa, cấp nước, điện... đủ chỗ sinh hoạt nghỉ ngơi, bếp núc, y tế cho dân làng của vùng lân cận theo bán kính phục vụ đã được quy hoạch từ trước. Khi có thiên tai xảy ra bất thường, người dân sẽ được tập trung về nơi này trú ẩn an toàn chờ bão lũ qua.
Ở nước ta, khi xây dome nên làm thêm hệ thống như phao nổi để khi nước nổi thì phần sàn thấp cũng sẽ nổi theo. Vào những ngày bình thường, trung tâm này có thể tận dụng làm nơi sinh hoạt thể thao trong nhà, sinh hoạt cộng đồng hay hội trường phục vụ tuyên truyền giáo dục cho người dân của vùng.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận