20/02/2021 05:24 GMT+7

Nhà hàng, quán ăn đóng cửa, dân trồng rau Hà Nội 'đứt ruột' ngóng thương lái

Q. THẾ
Q. THẾ

TTO - Những ngày này, nhiều nông dân ở các xã ngoại thành Hà Nội như Song Phương, Tiền Yên (huyện Hoài Đức) đang đứng ngồi không yên vì rau củ quả đến độ thu hoạch nhưng chưa có thương lái đến mua...

Nhà hàng, quán ăn đóng cửa, dân trồng rau Hà Nội đứt ruột ngóng thương lái - Ảnh 1.

Nhiều diện tích trồng rau súp lơ không có khách mua để quá ngày cây đã lên hoa - Ảnh: Q.THẾ

Để quá ngày không có khách tới mua, nhiều chủ vườn trồng rau súp lơ đã chủ động cắt bỏ để cày đất chuẩn bị cho vụ mới.

Ngày 19-2, ghi nhận cho thấy tại các nhà vườn rau, giá giảm hơn một nửa so với thời điểm năm 2020. Bắp cải, rau cải giá bán buôn tại vườn chỉ còn 2.000 đồng/kg, trong khi cà chua giá chỉ còn 1.000-2.000 đồng/kg nhưng cũng "ế khách".

Ông Nguyễn Long Lưu (59 tuổi, thôn 9, xã Song Phương) chia sẻ: "Bằng giờ năm ngoái giá thấp nhất tại vườn cũng 5.000-7.000 đồng/kg cà chua, thời điểm này thì 1.000 đồng mà cũng không ai hỏi. Hơn 1 sào (360m2) quả chín hết cả rồi nhưng vẫn không bán được, nếu vài ngày tới không bán được, chín rụng xuống thì gia đình tôi sẽ đổ bỏ".

"Tôi nghĩ nguyên nhân ế hàng là do người lao động, sinh viên chưa ra Hà Nội và hàng quán cũng chưa mở cửa nhộn nhịp lại như mọi năm. Tính sơ chỉ riêng gia đình tôi cũng thiệt hại trên 30 triệu đồng" - ông Lưu thở dài.

Nhà hàng, quán ăn đóng cửa, dân trồng rau Hà Nội đứt ruột ngóng thương lái - Ảnh 2.

Ông Lưu bên ruộng cà chua đã chín nhưng vẫn chưa có thương lái hỏi mua - Ảnh: Q.THẾ

Cách gia đình ông Lưu là gia đình bà Hương (cùng xã Song Phương) cũng đang "đứng ngồi không yên" vì rau đến ngày cho thu hoạch nhưng chưa có thương lái hỏi mua.

"Bắp cải nhà tôi năm nay bé hơn nên kén khách, vẫn chưa có người hỏi mua. Hai hôm nay một số gia đình khác ở thôn bán buôn cho thương lái tại vườn giá chỉ 1.500-2.000 đồng/kg mà thấy tiếc đứt ruột. Nếu bán với giá 2.000 đồng/kg thì nhà nào nhà nấy đều lỗ vì cây giống cũng đã hết gần 1.000 đồng/cây. Đó là chưa kể đến tiền phân đạm, phân lân cũng như công chăm bón" - bà Hương than thở.

Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến rau xanh hạ giá và lượng tiêu thụ kém là do các chợ đầu mối giảm mua đột ngột. 

Ông Ba, tiểu thương buôn rau nhiều năm tại xã Song Phương, cho biết: "Do các nhà hàng, quán ăn, chợ nhỏ... tiêu thụ rất kém nên chúng tôi có muốn mua cho bà con cũng không được.

Dịch COVID-19 nên không chỉ rau mà các thị trường khác đều bị ảnh hưởng. Chỉ mong sao dịch sớm được dập để cuộc sống trở lại bình thường, khi đó các chợ đầu mối mới đông đúc tiểu thương được".

Nhà hàng, quán ăn đóng cửa, dân trồng rau Hà Nội đứt ruột ngóng thương lái - Ảnh 3.

Rau súp lơ quá ngày bị cắt bỏ - Ảnh: Q.THẾ

Được biết hai xã Song Phương, Tiền Yên có trên 230ha trồng rau củ quả các loại, không chỉ cung cấp cho thị trường Hà Nội mà còn là bạn hàng của tiểu thương các tỉnh thành ở phía Bắc.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, bà Đặng Thị Thu Thủy, trạm trưởng Trạm trồng trọt và bảo vệ thực vật huyện Hoài Đức, cho biết: "Sau khi nắm thông tin, chúng tôi đã phối hợp với một số cơ quan chuyên môn của huyện đi kiểm tra thực tế thì đúng là giá rau xanh có giảm so với cùng kỳ năm trước khoảng 30-40%. Chúng tôi sẽ tiếp tục ghi nhận để có tham mưu, báo cáo cụ thể đến UBND huyện Hoài Đức".

Nhà hàng, quán ăn đóng cửa, dân trồng rau Hà Nội đứt ruột ngóng thương lái - Ảnh 4.

Ruộng bắp cải vẫn chưa được thu hoạch - Ảnh: Q.THẾ

Hơn 90.000 tấn rau vụ đông của Hải Dương đang chờ tiêu thụ Hơn 90.000 tấn rau vụ đông của Hải Dương đang chờ tiêu thụ

TTO - Tại tỉnh Hải Dương hiện còn 4.087ha rau vụ đông đến kỳ thu hoạch, đang chờ tiêu thụ với sản lượng ước tính khoảng 90.767 tấn.

Q. THẾ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp