21/06/2024 18:55 GMT+7

'Nhà giáo dứt khoát phải có giấy phép hành nghề'

Đó là khẳng định của một trong những chuyên gia tham gia soạn thảo Luật Nhà giáo tại buổi hội thảo góp ý Luật Nhà giáo, diễn ra ở TP.HCM ngày 21-6.

Thầy Lê Văn Chương phát biểu tại hội thảo góp ý dự thảo Luật Nhà giáo - Ảnh: MỸ DUNG

Thầy Lê Văn Chương phát biểu tại hội thảo góp ý dự thảo Luật Nhà giáo - Ảnh: MỸ DUNG

Nội dung giấy phép hành nghề của nhà giáo vẫn là điểm nóng trong hội thảo góp ý dự thảo Luật Nhà giáo, do Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM tổ chức.

Cần số hóa thủ tục cấp giấy phép hành nghề để tránh rườm rà

Nêu ý kiến tại hội thảo, thầy Lê Văn Chương - Trung tâm Giáo dục thường xuyên Chu Văn An, TP.HCM - nêu những lo ngại khi cấp giấy phép hành nghề cho giáo viên, nhất là những giáo viên đi dạy đã lâu.

"Lo ngại nhất là những giáo viên đã dạy mấy chục năm rồi mà giờ phải thi lấy giấy phép hành nghề, họ sẽ tâm tư. Đối với giáo viên trẻ, mới ra trường, việc thi lấy chứng chỉ hành nghề sẽ dễ hơn đối với những giáo viên lớn tuổi. Tôi đề nghị việc cấp chứng chỉ hành nghề cần có lộ trình" - ông Chương góp ý.

Ông Lê Duy Tân - trưởng phòng giáo dục trung học, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM - phát biểu góp ý tại hội thảo - Ảnh: MỸ DUNG

Ông Lê Duy Tân - trưởng phòng giáo dục trung học, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM - phát biểu góp ý tại hội thảo - Ảnh: MỸ DUNG

Tại hội thảo, ông Phạm Đăng Khoa - trưởng Phòng giáo dục và đào tạo quận 3, TP.HCM - nêu ý kiến trong tờ trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo có nêu ý là nhóm đối tượng nhân sự giáo dục khác như thư viện, thiết bị thư viện, tư vấn học sinh, hỗ trợ giáo dục khuyết tật… có thống nhất được gọi là nhà giáo hay không?

"Ý kiến của chúng tôi là tán đồng những nhân sự này cũng được gọi là "nhà giáo". Tất cả những vị thầy cô này dù không đứng ở trên lớp để giảng dạy, nhưng vẫn mang phong thế của nhà giáo dục, góp phần cùng với hội đồng sư phạm của nhà trường để giáo dục học sinh, nên chúng tôi thống nhất đây gọi là "nhà giáo". 

Đương nhiên, sẽ có những chi tiết cụ thể hơn nữa trong từng chứng chỉ hành nghề của nhà giáo" - ông Khoa nói.

Cũng tại hội thảo, một giáo viên Trường THCS Lê Quý Đôn, quận 3, TP.HCM, nhận xét việc cấp giấy phép hành nghề cho giáo viên sẽ làm tăng thêm uy tín của nghề giáo, tăng thêm vị thế của mỗi nhà giáo, cũng như đảm bảo được chuẩn của nghề nhà giáo, đảm bảo được chất lượng giáo dục, quyền lợi của giáo viên.

Trong đó, điều hay nhất là tại dự thảo có ý rằng đối với những nhà giáo đến tuổi nghỉ hưu nhưng còn sức khỏe và có năng lực tốt vẫn được cấp chứng chỉ hành nghề để tận dụng lực lượng lao động có chất xám cao cho giáo dục.

"Tuy nhiên, để có thể thuận tiện cho việc cấp giấy phép thì cần số hóa thủ tục hành nghề, thủ tục cần gọn, tránh nhà giáo áp lực sẽ bị rườm rà trong cấp phép hành nghề nhà giáo, cần có quy định rõ hơn việc sử dụng giấy phép hành nghề một cách hợp lý. 

Không phải ai cũng có thể có giấy phép hành nghề, đảm bảo chuẩn giấy phép hành nghề" - cô giáo này nêu ý kiến.

Nhà giáo dứt khoát phải có chứng chỉ hành nghề

Với nhiều ý kiến liên quan đến cấp chứng chỉ hành nghề, ông Phạm Đỗ Nhật Tiến - nguyên trợ lý Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, thành viên tham gia soạn thảo Luật Nhà giáo - giải thích việc xây dựng Luật Nhà giáo theo cách tiếp cận kiến tạo. 

Vì thế, không tránh khỏi mang tính xung đột. Tuy nhiên theo ông, việc cấp giấy phép hành nghề này hoàn toàn chỉ là lợi ích nhà giáo.

Ông Phạm Đỗ Nhật Tiến - nguyên trợ lý Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, thành viên tham gia soạn thảo Luật Nhà giáo - phát biểu tại hội thảo góp ý - Ảnh: MỸ DUNG

Ông Phạm Đỗ Nhật Tiến - nguyên trợ lý Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, thành viên tham gia soạn thảo Luật Nhà giáo - phát biểu tại hội thảo góp ý - Ảnh: MỸ DUNG

"Chúng ta hội nhập quốc tế, không thể không có giấy phép hành nghề. Dứt khoát phải có. Đây là xu hướng chung của các nước trên khắp thế giới, làm nhà giáo phải có giấy phép hành nghề. Lý do, nghề dạy học là nghề rất đặc biệt liên quan đến việc xây dựng con người. Như vậy, người làm nghề này phải có giấy phép hành nghề" - ông Tiến khẳng định.

Việc dứt khoát phải có giấy phép hành nghề để đảm bảo nhà giáo đúng là người đem lại những phẩm chất, năng lực cần thiết cho đối tượng mà mình dạy học. Đây là điều mà Luật Nhà giáo mong muốn.

Theo ông Tiến, tất cả những thầy cô đang giảng dạy đương nhiên sẽ có giấy phép hành nghề, không có một thủ tục nào phức tạp hơn.

Giấy phép hành nghề chỉ đặt ra với người bắt đầu vào nghề giáo

Vấn đề giấy phép hành nghề chỉ đặt ra với người bắt đầu tốt nghiệp đại học sư phạm và làm việc trong các nhà trường.

Trước đây, sau khi tốt nghiệp đại học sư phạm, người tham gia giảng dạy vào trường phải có thời gian tập sự 12 tháng. Sau 12 tháng nếu được nhận sẽ có quyết định của lãnh đạo cơ sở giáo dục.

Còn bây giờ, theo dự thảo luật, giáo viên đó khi được nhận vào trường thì sẽ được bộ cấp giấy phép hành nghề sau 12 tháng tập sự.

Muốn hành nghề y, phải thi lấy chứng chỉMuốn hành nghề y, phải thi lấy chứng chỉ

TTO - Để được hành nghề khám chữa bệnh, cả bác sĩ đa khoa và chuyên khoa sẽ phải trải qua một kỳ thi quốc gia, nếu đủ điều kiện mới được cấp chứng chỉ hành nghề.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp