Phóng to |
Sắc màu sinh động của một khu chung cư được làm từ... container - Ảnh: Archdaily |
Tại các bến tàu, số lượng container cũ đã qua sử dụng hiện chiếm một diện tích đáng kể. Lý do, các container đã qua sử dụng được bán với giá rất thấp, trong khi chi phí để thu hồi các container qua sử dụng thường đắt hơn rất nhiều so với chi phí mua các container mới sản xuất tại châu Á.
Ngày 23-9-1987, Phillip C. Clark đã nộp đơn xin cấp bằng sáng chế tại Mỹ cho “Phương pháp cải tiến container thành nhà ở và các công trình xây dựng khác”. Các thông tin trong tư liệu của bằng sáng chế mẫu số 4854094 được cấp ngày 8-8-1989 đã bước đầu đặt nền móng cho các ý tưởng xây dựng các công trình kiến trúc bằng container sau này. Năm 2006, kiến trúc sư người Mỹ Peter Demaria, đã thiết kế một ngôi nhà hai tầng đầu tiên làm bằng container tại Mỹ tuân thủ chặt chẽ hệ thống các tiêu chuẩn quy định trong bộ luật xây dựng (Uniform Building Code). |
Điều này dẫn đến số lượng container cũ ngày càng tăng, đủ để sử dụng làm nhà ở, văn phòng, căn hộ chung cư, trường học, ký túc xá, studio, hầm trú ẩn khẩn cấp…
Không thể phủ nhận các công trình kiến trúc xây dựng bằng container có nhiều lợi thế, trong đó tính bền, khả năng chịu lực, sự tiện lợi và giá cả phải chăng luôn được quan tâm. Những công trình kiến trúc từ container cũng mang đến không ít cảm hứng cho giới thiết kế với tư cách là nguồn vật liệu xanh thay thế cho các loại vật liệu xây dựng truyền thống. Đây cũng được xem là lựa chọn tốt cho những ai muốn tìm kiếm sự thân thiện với môi trường.
Tuy nhiên, bên cạnh các lợi thế, các công trình này cũng có mặt hạn chế nhất định. Ví dụ lớp vỏ phủ bên ngoài bảo vệ các container trong quá trình vận chuyển bằng đường biển, thường chứa nhiều hóa chất có hại như chromate, phosphorous và sơn chì; các tấm ván gỗ dùng để lót sàn trong phần lớn các công trình kiến trúc container được ngâm trong các hóa chất có độc tính cao như thạch tín, crôm... để diệt côn trùng.
Tái sử dụng lại các container cũ dường như là một giải pháp thay thế không tiêu tốn quá nhiều năng lượng nhưng để các công trình trên có thể sử dụng được lại là vấn đề khác. Theo đó, toàn bộ kết cấu công trình phải được rửa bằng cát, sàn phải được thay thế, phải dùng đèn hàn hoặc cưa tạo các khe hở; để di chuyển các container cần phải sử dụng máy cơ khí hạng nặng.
Một hạn chế nữa là không gian sinh hoạt/làm việc trong một container riêng lẻ bị giới hạn rất nhiều. Để có được một khoảng không gian sinh hoạt/ làm việc phù hợp, phải ghép các container riêng lẻ lại với nhau, đây là một việc đòi hỏi sử dụng nhiều năng lượng. Trong khi đó tại nhiều khu vực, sử dụng gỗ để xây dựng các công trình kiến trúc rẻ hơn và ít tiêu tốn năng lượng hơn.
Tất cả những công đoạn trên ảnh hưởng không nhỏ đến tính năng thân thiện với môi trường của những công trình kiến trúc container.
Phóng to |
Kiến trúc nhà cao tầng làm từ những thùng container đã qua sử dụng - Ảnh: Archdaily |
Phóng to |
Một khu cư xá được làm hoàn toàn bằng container - Ảnh: Archdaily |
Phóng to |
Nhà container theo kiểu biệt thự đơn lập, trông khá lộng lẫy về đêm - Ảnh: Archdaily |
Cổng chào được làm từ thùng container đã qua sử dụng - Ảnh: Archdaily |
Dù có những công trình kiến trúc xây dựng bằng container vô cùng ấn tượng và đầy sáng tạo, nhưng container vẫn không được xem là phương pháp tốt nhất để thiết kế và xây dựng các công trình kiến trúc. Chỉ nên sử dụng container làm vật liệu xây dựng trong trường hợp nguồn nguyên liệu khan hiếm, số lượng dôi dư nhiều và khi mọi người cần một chỗ trú ẩn tạm thời như để tránh thiên tai và chiến tranh ở các nước đang phát triển. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận