07/01/2020 09:53 GMT+7

Nhà báo Iraq viết cho Tuổi Trẻ: 'Người Iraq muốn được tự quyết'

NIHAD AL JABIRY (phóng viên Đài phát thanh Al Mirbad, Iraq) - NHẬT ĐĂNG chuyển ngữ
NIHAD AL JABIRY (phóng viên Đài phát thanh Al Mirbad, Iraq) - NHẬT ĐĂNG chuyển ngữ

TTO - Căng thẳng giữa Mỹ và Iran trong thời gian qua là mối đe dọa thực sự đối với người dân và chủ quyền của Iraq.

Nhà báo Iraq viết cho Tuổi Trẻ: Người Iraq muốn được tự quyết - Ảnh 1.

Người dân Iraq khiêng quan tài ông Soleimani trong một buổi lễ tại thành phố Karbala có ý nghĩa thiêng liêng với người Hồi giáo dòng Shiite - Ảnh: AFP

Người Iraq không muốn biến quê hương của mình thành bãi chiến trường giữa Mỹ và Iran, đặc biệt là khi Iraq sẽ phải nhận lãnh hậu quả thảm khốc.

Nhà báo Nihad Al Jabiry

Cuộc không kích của Mỹ không chỉ giết chết tư lệnh đặc nhiệm Quds, tướng Qasem Soleimani, mà còn là Abu Mahdi Al-Muhandis, tư lệnh lực lượng dân quân cơ động Iraq. Đây là điều khiến Iraq xem như vi phạm chủ quyền Iraq, và thể hiện sự thiếu công nhận, thiếu tin tưởng của Mỹ vào chính phủ và nhân dân Iraq.

Sau sự kiện này, tại Iraq có luồng ý kiến cho rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump đang cố giành uy tín tại Mỹ bằng cách dùng hình ảnh Soleimani gắn với cuộc bầu cử Mỹ. Đây là điều đã xuất hiện trước đây nếu quan sát thấy Osama bin Laden đã góp phần khiến ông Barack Obama thắng cử nhiệm kỳ hai như thế nào.

Ở Iraq, nhiều người đang có cảm giác Mỹ không quan tâm đến họ, khi mượn lãnh thổ Iraq để giải quyết câu chuyện với Iran. Mới đây khi ông Trump tuyên bố về việc áp đặt biện pháp trừng phạt nghiêm khắc đối với Iraq, tâm lý ủng hộ Mỹ ở đất nước chúng tôi đã thay đổi nhiều, và đã có biểu tình yêu cầu Mỹ rời đi, không can thiệp vào Iraq.

Những cuộc biểu tình này vốn do người trẻ lãnh đạo kêu gọi trục xuất Iran khỏi Iraq, nay lại nhắm thêm một mục tiêu là Mỹ. Mặt khác, có một số lượng không nhỏ những người trong đảng phái chính trị và quân đội cũng phản đối sự hiện diện của Mỹ, và đang tiếp tục phản đối những ngày này.

Giá USD đang tăng lên, trong khi tình hình có vẻ căng thẳng. Người dân Iraq lúc này, bên cạnh việc nổi giận vì lời đe dọa trừng phạt mới đây của ông Trump, đang hoang mang không biết mọi chuyện sẽ đi về đâu. Những ngày này đã có cuộc biểu tình đòi đưa ra quyết định liệu chúng tôi có nên nghe theo Mỹ "quét" Iran đi hay không. Và thêm nữa, hoang mang xuất hiện từ nỗi lo chiến tranh.

Iraq vẫn chưa hồi phục sau những cuộc chiến mà gần nhất là với tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), thứ đã buộc chúng tôi hi sinh quá nhiều mạng người và thiệt hại lớn về tài chính. Người dân hiện khao khát được sống một cuộc đời đàng hoàng và tự do. Các cuộc biểu tình vào tháng 10 năm ngoái chỉ diễn ra để phản đối tham nhũng trong chính quyền. 

Người Iraq không muốn biến quê hương của mình thành bãi chiến trường giữa Mỹ và Iran, đặc biệt là khi Iraq sẽ phải nhận lãnh hậu quả thảm khốc. Người Iraq muốn Mỹ giải quyết vấn đề của họ bên ngoài biên giới Iraq.

Quan sát tình hình lâu nay, tôi vẫn nghĩ rằng giải pháp tốt nhất hiện nay là Mỹ và Iran đạt được thỏa thuận để ngăn chiến tranh và để Iraq có quyền quyết định số mệnh của mình, không bị ai can thiệp.

Người Iraq không liên quan gì tới những sự kiện căng thẳng gần đây, cũng như những gì đang diễn ra lúc này là một biến động trên quê hương chúng tôi, do Iran và Mỹ tạo ra. Tôi tin rằng Iraq sẽ không bị Mỹ trừng phạt, vì nếu việc này xảy ra, nó sẽ tạo một làn sóng tổng phản đối nước Mỹ.

Đồng minh ở Trung Đông đang bỏ rơi Mỹ sau vụ giết tướng Iran? Đồng minh ở Trung Đông đang bỏ rơi Mỹ sau vụ giết tướng Iran?

TTO - Lo sợ bị vạ lây và không muốn gặp rắc rối với Iran, các đồng minh Trung Đông của Mỹ hoặc là im lặng hoặc giữ khoảng cách với Washington, đẩy nước Mỹ vào thế “thân cô thế cô” sau vụ ám sát tướng Soleimani.

NIHAD AL JABIRY (phóng viên Đài phát thanh Al Mirbad, Iraq) - NHẬT ĐĂNG chuyển ngữ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp