17/01/2024 09:10 GMT+7

Nguyên phó chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa liên quan vi phạm điện mặt trời

Trong 12 cá nhân liên quan đến vi phạm tại các dự án điện mặt trời ở Khánh Hòa, theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, có nguyên phó chủ tịch UBND tỉnh Trần Sơn Hải và 2 nguyên giám đốc Sở Công Thương.

Dự án Nhà máy điện mặt trời Sông Giang (tại hai xã Cam Thịnh Đông và Cam Thịnh Tây, TP Cam Ranh, Khánh Hòa) - Ảnh: H.L.

Dự án Nhà máy điện mặt trời Sông Giang (tại hai xã Cam Thịnh Đông và Cam Thịnh Tây, TP Cam Ranh, Khánh Hòa) - Ảnh: H.L.

Ngày 17-1, giám đốc Sở Công Thương tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Trọng Hoàng đã ký công văn liên quan sai phạm điện mặt trời ở tỉnh này.

Trong đó, có thông tin đến ngày 10-1, Thường trực Tỉnh ủy vẫn chưa có kết luận "liên quan xử lý trách nhiệm của tập thể, cá nhân đối với kết luận của Thanh tra Chính phủ về thanh tra Quy hoạch phát triển điện lực tại tỉnh Khánh Hòa".

Vi phạm tại nhiều dự án điện mặt trời ở Khánh Hòa

Thanh tra Chính phủ đã có kết luận nêu trên từ ngày 28-4-2023 và Khánh Hòa là 1 trong 8 tỉnh đã thanh tra và có 9 dự án điện mặt trời.

Theo kết luận thanh tra đã nêu, UBND tỉnh trước đây đã không lập quy hoạch phát triển điện mặt trời theo quy định của Thủ tướng Chính phủ (tại quyết định số 11/2017/QĐ-TTg).

Thế nhưng, từ năm 2016 - 2018, UBND tỉnh Khánh Hòa đã ban hành các quyết định chủ trương đầu tư và trình Bộ Công Thương phê duyệt bổ sung riêng lẻ một số dự án trái quy định pháp luật theo đề nghị của các doanh nghiệp, vào các quy hoạch điện của tỉnh và quốc gia.

Các dự án điện mặt trời tại Khánh Hòa mà Thanh tra Chính phủ đã kết luận thanh tra có vi phạm là:

Dự án nhà máy điện mặt trời Tuấn Ân (hơn 10,6ha tại xã Cam Thịnh Tây, TP Cam Ranh);

Điện lực miền Trung (70ha tại xã Cam An Bắc);

Cam Lâm (70ha tại hai xã Cam An Bắc và Cam Phước Tây, huyện Cam Lâm):

Dự án nhà máy quang điện mặt trời (70ha đất tại hai xã Cam Thịnh Đông và Cam Thịnh Tây, TP Cam Ranh, sau đổi tên thành nhà máy Sông Giang).

Ngoài ra, cũng theo kết luận thanh tra, dự án nhà máy điện mặt trời Trung Sơn (tại xã Cam An Bắc, huyện Cam Lâm) có hồ sơ không đúng quy định Luật Đầu tư, "chủ dự án không đủ năng lực tài chính để được thuê đất".

Nhà đầu tư dự án nhà máy Sông Giang "không đủ vốn chủ sở hữu theo quy định". Nhà đầu tư dự án nhà máy điện mặt trời Cam Lâm "chưa có bằng chứng về vốn chủ sở hữu", chỉ mới cam kết góp vốn.

Thế nhưng, 3 dự án trên vẫn được Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, trình UBND tỉnh quyết định chấp thuận nhà đầu tư, sở cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Có hai dự án đã đưa vào hoạt động, kinh doanh nhưng tỉnh vẫn chưa xử lý, thu lại số tiền chi từ ngân sách nhà nước để bồi thường, hỗ trợ thu hồi đất giao cho dự án (tổng cộng 77,8 tỉ đồng). Đó là nhà máy Cam Lâm (hơn 40,3 tỉ) và nhà máy điện mặt trời Cam lâm VN (hơn 37,5 tỉ).

Các nguyên lãnh đạo tỉnh, sở liên quan các dự án vi phạm đều xin "rút kinh nghiệm"

Đối với các vi phạm tại các dự án điện mặt trời ở Khánh Hòa, Thanh tra Chính phủ kiến nghị chỉ đạo kiểm điểm, xử lý theo quy định pháp luật đối với tập thể, cá nhân liên quan và khẩn trương khắc phục các vi phạm đó.

Theo chỉ đạo của tỉnh, các sở, đơn vị liên quan đã kiểm điểm, xác định 12 cá nhân khi đương chức có liên quan đến các sai phạm, vi phạm tại các dự án điện mặt trời kể trên.

Trong đó, có ông Trần Sơn Hải (nguyên phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Khánh Hòa) thừa nhận đã ký các quyết định chủ trương đầu tư 3 dự án điện mặt trời không có trong quy hoạch nguồn điện (các dự án Tuấn Ân, Quang điện 6MW và Điện lực miền Trung) và 2 dự án nhà đầu tư không đảm bảo, không đủ năng lực tài chính (Sông Giang và Cam Lâm).

Ông Trần Sơn Hải cùng 2 nguyên giám đốc Sở Công Thương là bà Lê Thu Hải (hiện là phó trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Khánh Hòa) và ông Nguyễn Ngọc Minh (đã nghỉ hưu), ông Nguyễn Bé (nguyên phó giám đốc Sở Tài chính), ông Ngô Xuân Quản (nguyên phó chánh Văn phòng UBND tỉnh) đều nhận sai sót và đều "xin rút kinh nghiệm".

Ngoài ra, các sở cũng đã họp kiểm điểm tập thể, xác định trách nhiệm 7 cá nhân liên quan các vi phạm tại các dự án điện mặt trời đã nêu.

Trong đó, tại Sở Công Thương có 2 cán bộ (trưởng, phó trưởng phòng); Sở Kế hoạch và Đầu tư có 1 trưởng phòng và 3 chuyên viên (gồm 2 người đã nghỉ hưu). Có 1 trưởng phòng kinh tế thuộc Văn phòng UBND tỉnh đã qua đời nên được đề nghị không xem xét, xử lý.

Còn hai Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Khánh Hòa không có lãnh đạo sở nào phải kiểm điểm vì các vi phạm pháp luật tại các dự án điện mặt trời kể trên.

Khánh Hòa chỉ đạo về việc dân kêu nộp tiền đất để xóa nợ bị đùn đẩyKhánh Hòa chỉ đạo về việc dân kêu nộp tiền đất để xóa nợ bị đùn đẩy

Tỉnh Khánh Hòa đã chỉ đạo về hướng dẫn UBND TP Nha Trang xác định giá đất để tính tiền sử dụng đất tái định cư được ghi nợ, khi thanh toán đã quá hạn, để giải quyết xóa nợ ghi trên sổ đỏ cho dân.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp