Nghệ nhân nhân dân Nguyễn Long Bửu say sưa thổi hồn cho đá - Ảnh: ĐOÀN NHẠN
Sinh ra trong một gia đình từng có ba đời làm nghề điêu khắc đá ở làng đá Non Nước (Ngũ Hành Sơn), khi còn ôm sách tới trường học chữ, Nguyễn Long Bửu đã gắn bó với những phiến đá và mày mò học cách chạm những bức tượng.
Một đời với đá
"Mới đó mà đã hơn 40 rồi" - nghệ nhân nhân dân Nguyễn Long Bửu bồi hồi nhớ lại." Với ông, nghề làm tượng đá không đơn giản là nghề kiếm sống, mà còn là nghệ thuật.
"Tôi vinh dự khi được mang những tác phẩm của làng nghề truyền thống sánh vai với các nghệ nhân nổi tiếng trên thế giới. Điều đó không phải là niềm tự hào riêng cá nhân tôi, mà là niềm tự hào cho cả làng nghề".
Nhà điêu khắc Nguyễn Long Bửu
Từ kinh nghiệm của gầnmột đời làm tượng, ông Bửu cho biết để tạo ra một bức tượng đá, người thợ phảibỏ hàng giờ cho việc vẽ phác thảo, rồi từ bản thảo, chọn khối đá vừa khổ tượng, tùy ý tưởng, tính toán đề làm thô rồi đến bước làm tinh là công đoạn cuối cùng.
Trước khi tạc một bức tượng, ông dành thời gian nghiên cứu kỹ về tác phẩm. Nếu là đúc tượng về một nhà văn, ông sẽ đọc kỹ sách của nhà văn đó, nắm được cuộc đời, tính cách của họ cũng như lối viết, phong cách để hiểu rõ nhân vật mà mình tạc vào đá.
Từ đó, ông mới tạc nên bức tượng đúng khí chất của nhân vật. Cũng như tạc tượng doanh nhân, bà mẹ Việt Nam anh hùng hay tượng tâm linh cũng vậy, cần phải nắm rõ mồn một nhân vật mới có thể cho ra đời những bức tượng sống động.
Ông Bửu bộc bạch: "Tạc tượng nhân vật thành công hay không là ở đôi mắt. Ánh mắt làm toát lên tính cách. Một người thợ điêu khắc đá chỉ thực sự đưa nghề điêu khắc lên thành nghệ thuật khi tạo ra được đôi mắt có hồn. Điều ấy đòi hỏi sự tỉ mỉ, tìm tòi và tư duy của mỗi người".
Đó cũng là điều mà ông luôn dạy cho các học trò của mình.
Ở xưởng điêu khắc đá của ông Bửu có gần 30 thợ. Ông nhận dạy nghề miễn phí, lo chỗ ăn, ở cho các học trò. Anh Thọ (học trò của ông Bửu) cho biết: "Học nghề đã khó, nhưng học được cách đặt trọn cái tâm như bác Bửu để biến khối đá vô tri thành bức tượng có hồn cốt mới thực sự là thành nghề".
Niềm tự hào của làng đá Non Nước
Mấy hôm nay, tin hai tác phẩm tượng đá của ông Bửu được chọn trưng bày tại vườn tượng ở công viên APEC làm nức lòng cả làng đá Non Nước.
Với những người thợ sống với nghề điêu khắc đá, đó là một dấu ấn chứng minh nghề điêu khắc đá nơi đây có một vị trí trong cả nước. Họ bàn về việc các nguyên thủ của 21 quốc gia sẽ đến đây, cùng với dân chúng chiêm ngưỡng vẻ đẹp của bức tượng đá mang cả ý nghĩa dân tộc lẫn ý nghĩa nghệ thuật trong đó.
Hôm chúng tôi đến, ông Bửu vừa hoàn thành công đoạn cuối cùng để đưa hai bức tượng đến với vườn tượng APEC.
Cẩn trọng xem xét từng nét khắc trên thân tượng chuẩn bị đưa vào trưng bày trong vườn tượng APEC, ông Bửu cho biết, bức tượng "Niềm Hạnh Phúc" được tạc trên đá cẩm thạch trắng sáng. Ông lấy ý tưởng từ hình ảnh đôi chim bồ câu âu yếm nhau mang thông điệp mong muốn sự bình yên cho nhân loại.
Khác với màu trắng sáng cho hình ảnh cánh chim hòa bình, bức "Bố Cục" được tạc trên đá cẩm thạch đỏ, khỏe khoắn mà mộc mạc.
Dựa theo thuyết âm dương, bức tượng mô phỏng hình dáng tà áo dài Việt Nam kết hợp với cánh buồm vươn khơi. Tạo ra hình ảnh một Việt Nam vừa nên thơ mà hùng vĩ; vừa giữ hồn cốt, bản sắc truyền thống nhưng luôn mạnh mẽ vươn ra thế giới.
Hai bức tượng này từng đoạt giải Điêu khắc quốc tế tại Thái Lan và giải thưởng Việt Nam phát triển Văn hóa Thụy Điển mà ông từng tham gia trước đây.
Đồng hành cùng Hội nghị cấp cao APEC 2017, Ban tổ chức đã chọn ra hai bức tượng đá "Niềm Hạnh Phúc" và "Bố Cục" của nghệ nhân Nguyễn Long Bửu để trưng bày tại vườn tượng APEC như biểutượng của nền kinh tế, văn hóa của Việt Nam.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận