16/05/2017 16:00 GMT+7

​Nguy cơ nhiễm sán chó ở người

Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Đà Nẵng
Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Đà Nẵng

Ngày nay số người nhiễm sán chó được phát hiện và điều trị tại các cơ sở y tế ngày càng nhiều và hầu hết đều có nuôi chó trong nhà.

Sán chó có tên khoa học là Toxocara canis, hình tròn, dài giống như giun đũa ở người. Ấu trùng sán chó khi vào cơ thể người có thể chui qua thành ruột non theo đường máu đến các cơ quan nội tạng khác như gan, phổi, mắt và gây tổn thương ở các cơ quan này làm ảnh hưởng nặng đến sức khỏe, thậm chí có thể gây tử vong.

1. Chu trình nhiễm sán chó ở người

Sán chó trưởng thành sống trong ruột non của chó. Trứng sán theo phân chó thải ra đất phát triển thành ấu trùng, phát tán trong môi trường rồi nhiễm vào thức ăn, nước uống của người.

Trẻ con thường dễ bị nhiễm sán chó do hay chơi đùa dưới đất, bốc thức ăn dưới đất bỏ vào miệng hoặc chơi với chó, vuốt ve lông chó rồi cho tay vào miệng.

Trong cơ thể người, trứng sán chó nở thành ấu trùng nhưng không phát triển thành sán trưởng thành do cơ thể con người không phải là ký chủ của nó. Sau khi xâm nhập vào cơ thể người, ấu trùng sán chó sẽ chui qua thành ruột non theo đường máu đến các cơ quan nội tạng khác như gan, phổi, mắt,... và gây bệnh ở các nơi này. Ấu trùng di chuyển đến phổi gây viêm phổi, đến mắt gây viêm xung quanh mắt hay gây bệnh ở võng mạc của mắt làm giảm thị lực, có thể làm mù mắt. Ấu trùng cũng có thể xâm nhập qua da (nhất là da non) gây hội trứng “ấu trùng di chuyển ngoài da”.

2. Biểu hiện của người bị nhiễm sán chó

Trên thực tế, đa số người bị nhiễm sán chó thường không có các biểu hiện điển hình mà rất dễ nhẩm lẫn với các bệnh khác của da liễu như da nổi mẩn ngứa, mụn nhỏ, bẩm tím; người mệt mỏi, đau bụng, ăn không ngon, giảm cân, ho, khò khè như bị suyễn...

Trên người, ấu trùng sán chó ký sinh ở gan hay phủ tạng khác tạo những bọc nước lớn chứa nhiều đầu sán, các bọc nước này thường ở gan (65%), ở phổi (10%) và ở một số cơ quan khác như thận, não và gây tổn thương các cơ quan này.

Giai đoạn đầu nhiễm sán chó rất khó phát hiện, chỉ khi có các biến chứng, tổn thương, viêm nhiễm một cơ quan nào đó trên cơ thể và xét nghiệm máu mới biết được. Gần đây, trong kiểm tra sức khỏe, có những trường hợp chẩn đoán không ra bệnh, siêu âm cũng không phát hiện được và chỉ xét nghiệm máu mới phát hiện bệnh nhân bị nhiễm sán chó.

Đặc biệt các đầu sán chó khi vào cơ thể người có khả năng năng tự nhân lên. Nguy hiểm nhất là nang nước có thể bị vỡ, ra, giải phóng hàng vạn đầu sán chó và những đầu sán này bám vào cơ quan phủ tạng khác, tạo nên u mới, có thể dẫn đến tử vong cho người bệnh.

3. Cách phát hiện người bị nhiễm sán chó

Những người nhà có nuôi chó và có những biểu hiện nghi ngờ bị nhiễm sán chó như trên cần phải đến ngay các cơ sở y tế để được khám lâm sàng và thử máu xét nghiệm huyết thanh chẩn đoán Elisa tìm kháng thể kháng sán chó. Xét nghiệm phân thông thường không thể phát hiện bị nhiễm sán chó vì trứng của sán chó không có trong phân người.

4. Điều trị người bị nhiễm sán chó

Vấn đề điều trị sán chó tùy thuộc vào diễn biến lâm sàng của bệnh nhân. Nếu sán chó gây ảnh hưởng đến các cơ quan nhạy cảm và dễ tổn thương như mắt có khi phải phẫu thuật. Khi dùng thuốc, bệnh nhân phải tuân thủ theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý mua thuốc về uống. Sán chó có thể trị khỏi nhưng sẽ bị tái phát nếu bị nhiễm trở lại. Một số cơ quan như mắt, não bộ,... bị ấu trùng sán chó gây tổn thương nhiều thì khó chữa khỏi hoàn toàn.

Sau khi điều trị, người bệnh khi làm thử nghiệm Elisa có thể cho kết quả dương tính (+) hằng năm do kháng thể ký sinh trùng sán chó có thể tồn tại trong máu vài năm sau đó.

5. Phòng ngừa nhiễm sán chó

- Giữ gìn vệ sinh cá nhân: rửa tay sạch trước khi ăn, nhà cửa phải được lau dọn sạch sẽ, ăn chín, uống chín, nếu ăn rau sống phải rửa sạch bằng thuốc tím và rửa dưới vòi nước đang chảy.

- Nên tắm cho chó thường xuyên, khám sức khỏe định kỳ ở cơ sở thú y và xổ giun định kỳ. Thu gom, xử lý phân chó như phân người, không để chó ỉa bậy khắp nơi.

Nhiễm sán chó là bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em và gây ảnh hưởng đến sức khỏe nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Vi vậy, mọi người khi nghi ngờ mình hoặc người thân bị nhiễm sán chó nên đến ngay các cơ sở y tế để được khám, hướng dẫn điều trị đúng và kịp thời.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Đà Nẵng
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Chủ đề: sán chó nhiễm sán
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp