10/03/2023 21:50 GMT+7

Nguy cơ lây lan dịch bệnh trên gia súc, gia cầm ở mức rất cao

Nguy cơ dịch bệnh cúm gia cầm, dịch tả heo châu Phi... lây lan và xảy ra trên phạm vi rộng trong thời gian tới là rất cao. Do đó, các tỉnh thành cần khẩn trương phòng, chống để hạn chế thấp nhất tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm.

Nguy cơ lây lan dịch bệnh trên gia súc, gia cầm ở mức rất cao - Ảnh 1.

Dịch bệnh trên gia súc, gia cầm đang có nguy cơ lây lan ở mức cao - Ảnh: N.TRÍ

Nhận định trên được lãnh đạo Cục Thú y đưa ra tại Hội nghị phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2023 diễn ra ngày 10-3, ở TP.HCM.

Tại hội nghị, Cục Thú y cho biết trong năm 2022, cả nước xảy ra 1.256 ổ dịch tại 54 tỉnh, thành phố, buộc tiêu hủy 60.442 con heo. Từ đầu năm đến ngày 7-3, cả nước xảy ra 68 ổ dịch bệnh dịch tả heo châu Phi tại 22 tỉnh, thành phố, buộc tiêu hủy 2.984 con lợn. So với cùng kỳ năm 2022, số tỉnh có dịch giảm 50%, số ổ dịch giảm 87,4%, số lợn phải tiêu hủy tại các ổ dịch giảm gần 87,95%.

Tuy dịch có giảm hơn năm 2022, nhưng theo khuyến cáo của Cục Thú y, nguy cơ dịch tả heo châu Phi tái phát và lây lan diện rộng trong thời gian tới là rất cao. Nguyên nhân là do đặc điểm của vi rút này rất nguy hiểm đối với heo, có khả năng tồn tại lâu ngoài môi trường, đường lây truyền rất phức tạp; chăn nuôi nông hộ chiếm tỉ lệ lớn; thời tiết diễn biến phức tạp gây bất lợi cho sức khỏe đàn vật nuôi và tạo điều kiện thuận lợi cho các loại mầm bệnh…

Đối với tình hình dịch bệnh cúm gia cầm, đầu năm đến ngày 7-3, cả nước đã xảy ra 4 ổ dịch cúm gia cầm A/H5N1 tại 4 huyện của 4 tỉnh. Tổng số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy là 6.569 con. So với cùng kỳ năm 2022, số ổ dịch giảm 33,33%, số gia cầm bị dịch phải tiêu hủy giảm hơn 71,26%.

Theo ông Nguyễn Văn Long - cục trưởng Cục Thú y, trong thời gian tới, nguy cơ dịch bệnh cúm gia cầm lây lan và xảy ra trên phạm vi rộng là rất cao do tổng đàn gia cầm lớn; chăn nuôi nhỏ lẻ còn chiếm đa số và chưa bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y, chưa an toàn dịch bệnh; nhiều đàn gia cầm chưa được tiêm phòng vắc xin; vi rút cúm gia cầm (các chủng vi rút A/H5 bao gồm: H5N1, H5N6, H5N8...) lưu hành ở nhiều địa phương với tỉ lệ khá cao (khoảng 6%).

Ngoài ra, theo ngành thú y, bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò vẫn còn tiếp diễn phức tạp với 14 ổ dịch tại nhiều tỉnh thành chưa qua 21 ngày.

"Các địa phương cần tập trung các nguồn lực để tổ chức triển khai quyết liệt các giải pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định của Luật thú y; khẩn trương rà soát, tổ chức tiêm phòng các bệnh, nhất là các dịch bệnh nguy hiểm như cúm gia cầm, dịch tả heo châu Phi, bệnh tai xanh trên heo. Ngoài ra, các tỉnh cần đẩy mạnh phương pháp sản xuất an toàn sinh học, xây dựng vùng an toàn dịch bệnh", ông Long đề nghị.

Bên cạnh đó, lãnh đạo Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn cho biết sẽ kiến nghị Thủ tướng về việc cho phép xây dựng dự thảo nghị định riêng biệt về cơ chế, chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh động vật. Hiện nay đang được thực hiện theo nghị định số 02/2017/NĐ-CP nhưng việc sửa đổi, bổ sung nghị định này gặp nhiều khó khăn, phức tạp vì liên quan đến nhiều lĩnh vực.

Kê khống heo bị dịch tả để lấy tiền của Nhà nướcKê khống heo bị dịch tả để lấy tiền của Nhà nước

UBND huyện Hòa Bình (tỉnh Bạc Liêu) đã chỉ đạo thanh tra việc có nhiều hộ dân kê khống số lượng heo tiêu hủy do dịch tả heo châu Phi để được hỗ trợ, gây thiệt hại ngân sách nhà nước.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp