03/05/2024 16:39 GMT+7

Nguy cơ đột quỵ khi ngoài trời quá nắng nóng so với máy lạnh trong nhà

Thời tiết ngoài trời quá nắng nóng 40-42 độ C, nhiều người từ trời nóng vào ngay phòng máy lạnh đã bật sẵn 16 độ. Sự chênh lệch nhiệt độ từ 24 đến 26 độ C như vậy sẽ có nguy cơ mắc bệnh gì? Có bị đột quỵ không?

Những ngày nắng nóng, nhiều người đi từ ngoài về muốn vào ngay phòng máy lạnh 16 độ C - Ảnh: DUYÊN PHAN

Những ngày nắng nóng, nhiều người đi từ ngoài về muốn vào ngay phòng máy lạnh 16 độ C - Ảnh: DUYÊN PHAN

Chị N.T.B., 45 tuổi, ngụ ở quận 7, TP.HCM, đang là giám đốc một công ty chuyên về giáo dục. Do tính chất công việc, hằng ngày chị phải đi gặp các khách hàng kể cả trong những ngày nắng nóng.

Chênh lệch nhiệt độ có thể gây ra sốc nhiệt

Những ngày nắng nóng này, chị cứ đi từ xe hơi xuống, xong lại đi bộ vào quán cà phê hay khách sạn. Đến trưa, chị lại quay về nhà và vào ngay phòng ngủ mà người giúp việc đã bật sẵn nhiệt độ mát lạnh để nghỉ trưa.

Đôi lúc chị B. cũng lo lắng không biết nhiệt độ môi trường thay đổi đột ngột như vậy có sao không? 

Trong những ngày nắng nóng như thế này, nhiều người chọn các siêu thị, trung tâm thương mại làm nơi tránh nắng, tuy nhiên, nhiệt độ ngoài trời, đặc biệt là buổi trưa với nhiệt độ tại các trung tâm thương mại khá cách biệt. 

Đây cũng là điều khiến nhiều người lo lắng khi có thói quen đến trung tâm thương mại để tránh nắng.

PGS.TS.BS Nguyễn Như Vinh - trưởng khoa thăm dò chức năng hô hấp Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM - cho biết có thể xảy ra tình trạng sốc nhiệt do thay đổi nhiệt độ môi trường một cách đột ngột từ nóng sang lạnh hay từ lạnh sang nóng.

Khi nhiệt độ chênh lệch quá 5 độ C thì có nguy cơ sốc nhiệt xảy ra và nguy cơ cao hơn nếu chênh lệch từ 8 độ C trở lên.

Các triệu chứng của sốc nhiệt (heat stroke) bao gồm tăng nhiệt độ cơ thể có thể lên đến 40 độ C, thay đổi hành vi và trạng thái tinh thần, thay đổi tình trạng tiết mồ hôi, buồn nôn và nôn, đỏ da, thở nhanh, nhịp tim nhanh, đau đầu...

Đây là tình trạng khẩn cấp cần phải được chẩn đoán và chữa trị nhanh chóng. Nếu không đưa người bệnh đi cấp cứu ngay sẽ dẫn đến nguy cơ tử vong.

Nguy cơ đột quỵ đối với người có bệnh về huyết áp

Còn PGS.TS Nguyễn Huy Thắng - trưởng khoa bệnh lý mạch máu não Bệnh viện Nhân dân 115 - cho biết sự thay đổi nhiệt độ đột ngột có thể làm thay đổi huyết áp, đặc biệt với bệnh nhân đã bị sẵn tăng huyết áp.

Những bệnh nhân này, nếu không đang uống thuốc kiểm soát huyết áp mà có sự thay đổi nhiệt độ đột ngột như vậy sẽ có thể làm tăng huyết áp đột ngột và dẫn đến đột quỵ.

PGS.TS.BS Nguyễn Như Vinh khuyên, khi đi từ ngoài đường nắng nóng về cần nghỉ ngơi 15 - 20 phút trong môi trường bóng mát trước khi đi vào phòng máy lạnh hoặc nếu nhiệt độ phòng không chênh lệch quá 8 độ với bên ngoài thì có thể vào ngay.

Người có bệnh hô hấp mạn tính như hen, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) thì không nên vào phòng máy lạnh ngay khi nhiệt độ chênh lệch quá 5 độ C.

Cần giữ nhiệt độ máy điều hòa không quá lạnh trong những ngày nắng nóng

Còn PGS Huy Thắng khuyên, với những người đã có bệnh tăng huyết áp, quan trọng nhất là phải uống thuốc kiểm soát huyết áp.

Ngoài ra, cần lưu ý điều chỉnh liều phù hợp để kiểm soát mức huyết áp tối ưu <140mmHg, vì thời tiết có thể làm mức huyết áp cao hơn bình thường.

Khi sử dụng máy điều hòa cần giữ nhiệt độ không quá lạnh, chỉ để nhiệt độ ở mức vừa phải, đặc biệt vào thời điểm trưa nắng nóng.

Nắng nóng, nhiều người lớn tuổi bị đột quỵNắng nóng, nhiều người lớn tuổi bị đột quỵ

Do thời tiết nắng nóng, số người bị đột quỵ tại 2 tỉnh Bình Định, Phú Yên tăng cao, nhất là người lớn tuổi.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp