17/03/2021 10:23 GMT+7

Nguy cơ bùng phát dịch vẫn luôn thường trực ở Việt Nam

Theo Báo Chính Phủ
Theo Báo Chính Phủ

TTO - Tổ chức Y tế thế giới (WHO) dự báo tình hình dịch bệnh sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp và có thể còn kéo dài trong 1-2 năm tiếp theo.

Nguy cơ bùng phát dịch vẫn luôn thường trực ở Việt Nam - Ảnh 1.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại cuộc họp trực tuyến giữa Thường trực Chính phủ với Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 và 63 tỉnh, thành phố - Ảnh: VGP

Sáng nay 17-3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp trực tuyến giữa Thường trực Chính phủ với Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 và 63 tỉnh, thành phố về việc đánh giá kết quả công tác phòng chống dịch thời gian qua, bàn các giải pháp lớn để phòng chống dịch hiệu quả thời gian tới.

Nguy cơ bùng phát dịch vẫn luôn thường trực ở Việt Nam - Ảnh 2.

Quang cảnh phiên họp - Ảnh: VGP

Theo báo cáo do Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long trình bày, tính đến nay cả nước ghi nhận tích lũy 2.560 trường hợp mắc, trong đó có 1.564 trường hợp lây nhiễm trong nước (61,1%). Trong số các trường hợp mắc được ghi nhận đã có 2.186 trường hợp được điều trị khỏi (85,4%), hiện còn 339 đang được điều trị (13,2%) và 35 trường hợp tử vong (1,4%).

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) dự báo tình hình dịch bệnh sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp và có thể còn kéo dài trong 1-2 năm tiếp theo. Tại khu vực châu Âu, châu Á, châu Mỹ dịch bệnh vẫn chưa có dấu hiệu suy giảm với sự xuất hiện của nhiều chủng biến thể mới của virus dù nhiều nước đang đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng. 

Một số quốc gia đã đạt được kết quả ban đầu khả quan trong nghiên cứu, phát triển vắc xin, song phần lớn các quốc gia chưa tiếp cận được vắc xin do khan hiếm nguồn cung; ngay tại các quốc gia đang tiêm vắc xin cũng chưa thể tiêm đầy đủ cho dân số trong nước.

Trong nước hiện cơ bản đã kiểm soát được dịch bệnh, ngăn chặn lây lan trên diện rộng, tuy nhiên nguy cơ bùng phát dịch vẫn luôn thường trực, đặc biệt đối với các đô thị lớn, nơi tập trung đông người, có mật độ dân số cao; bên cạnh đó là nguy cơ xâm nhập dịch bệnh do tình trạng nhập cảnh trái phép.

Nguy cơ bùng phát dịch vẫn luôn thường trực ở Việt Nam - Ảnh 3.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long báo cáo tại cuộc họp - Ảnh: VGP

Trong thời gian tới, việc kiểm soát dịch phụ thuộc nhiều vào việc phát triển vắc xin. Tuy nhiên, nguồn cung ứng vắc xin nhập khẩu còn hạn chế và vắc xin trong nước dự kiến phải tới quý 4-2021 mới có. Trước mắt cần tiếp tục duy trì thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo khuyến cáo 5K.

Tính đến hết ngày 16-3, hơn 16.000 người là các lực lượng tuyến đầu phòng chống dịch đã được tiêm vắc xin đảm bảo an toàn, các trường họp đã tiêm vắc xin đều có tình trạng sức khỏe ổn định. AstraZeneca sẽ cung cấp lịch giao hàng dự kiến cho Việt Nam trong tháng 3-2021.

Bộ Y tế tiếp tục đàm phán với các công ty khác để đa dạng hóa nguồn cung. Bộ Y tế đang làm việc với Pfizer, dự kiến nhà sản xuất có thể cung cấp 30 triệu liều trong năm 2021. Ngoài ra, Bộ Y tế cũng làm việc để mua vắc xin của Johnson & Johnson, Modema, Quỹ Đầu tư Nga (Sputnik-V)...

Ngoài nguồn vắc xin nhập khẩu, Bộ Y tế đang thúc đẩy tiếp độ nghiên cứu, phát triển vắc xin trong nước. Vắc xin do Việt Nam sản xuất dự kiến được sử dụng trong năm 2022 để chủ động được vắc xin, bảo đảm nguồn cung, bảo đảm an ninh y tế, chủ động ứng phó khi có các đại dịch trong tương lai.

Toàn bộ mẫu xét nghiệm công nhân Công ty POYUN và Kuroda Kagaku âm tính COVID-19 Toàn bộ mẫu xét nghiệm công nhân Công ty POYUN và Kuroda Kagaku âm tính COVID-19

TTO - Toàn bộ mẫu xét nghiệm của các công nhân làm việc tại 'ổ dịch' Công ty POYUN (thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương) và Kuroda Kagaku (huyện Cẩm Giàng) đều âm tính với SARS-CoV-2.

Theo Báo Chính Phủ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp