15/02/2023 20:46 GMT+7

Nguồn vốn tín dụng bất động sản: Gỡ khó song cần bảo đảm an toàn hệ thống

Tại hội nghị về tín dụng bất động sản gần đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) định hướng các ngân hàng tiếp tục gỡ khó, giúp doanh nghiệp bất động sản và tổ chức, cá nhân khi tiếp cận nguồn vốn, song đồng thời vẫn phải bảo đảm an toàn hệ thống.

NHNN định hướng tăng trưởng tín dụng của năm 2023 vào khoảng 14-15% có điều chỉnh phù hợp với diễn biến và tình hình thực tế để đáp ứng vốn cho nền kinh tế - Ảnh minh hoạ: TCB

NHNN định hướng tăng trưởng tín dụng của năm 2023 vào khoảng 14-15% có điều chỉnh phù hợp với diễn biến và tình hình thực tế để đáp ứng vốn cho nền kinh tế - Ảnh minh hoạ: TCB

Theo Phó Thống đốc Đào Minh Tú, thị trường bất động sản và hệ thống ngân hàng có tác động lẫn nhau, trong đó nguồn vốn tín dụng đóng vai trò quan trọng, tài trợ cho cả bên cung và bên cầu của thị trường.

Trong năm 2023, NHNN sẽ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chắc chắn, linh hoạt, hiệu quả và kịp thời nhận diện, đánh giá khó khăn, tác động để có biện pháp phù hợp. Trên cơ sở kết quả đạt được của tín dụng năm 2022, NHNN định hướng tăng trưởng tín dụng của năm 2023 vào khoảng 14-15% có điều chỉnh phù hợp với diễn biến và tình hình thực tế để đáp ứng vốn cho nền kinh tế.

T lệ đô thị hóa ở Việt Nam còn thấp

Bất động sản là ngành đang đóng góp 11% GDP, có quan hệ mật thiết với nhiều ngành nghề tạo ra nhiều việc làm, như sản xuất vật liệu xây dựng, trang thiết bị nội thất, thi công xây dựng,….

Theo nhận định của nhiều chuyên gia, thị trường bất động sản đang bước vào giai đoạn sàng lọc và sẽ phát triển lành mạnh hơn sau những động thái chấn chỉnh của Chính phủ. Dự thảo Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở sửa đổi được kỳ vọng giúp thanh lọc các dự án và chủ đầu tư yếu kém, hạn chế tình trạng đầu cơ, gia tăng niềm tin cho thị trường.

Chia sẻ tại buổi "Gặp gỡ nhà đầu tư cá nhân" đầu tháng 2-2023, ông Ngô Hoàng Hà, Giám đốc cao cấp Tài chính Doanh nghiệp Techcombank cho biết, mảng bất động sản trong quý 4-2022 chịu khó khăn tạm thời khi lãi suất tăng cao, thanh khoản co hẹp nhưng về dài hạn vẫn rất tích cực, khi tỉ lệ đô thị hóa ở Việt Nam còn thấp, tỉ lệ đáp ứng nhu cầu nhà ở chỉ 5%. Techcombank sẽ tiếp tục phát triển mạnh ở mảng này, bên cạnh việc đa dạng hóa các mảng khác.

Ngân hàng cũng đã có sự dịch chuyển về tỉ trọng tín dụng bất động sản cho doanh nghiệp và cá nhân khá rõ trong những năm gần đây.

Các dữ liệu từ báo cáo kết quả kinh doanh 2022 của Techcombank cho thấy, tổng dư nợ cấp tín dụng với các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản (chủ đầu tư dự án, doanh nghiệp đầu tư BĐS…) đến ngày 31-12-2022 giảm 9,57% so với số liệu 31-12-2021.

Tỉ trọng dư nợ cấp tín dụng với các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản trên tổng dư nợ tín dụng trong lĩnh vực bất động sản giảm từ 52% tại 31-12-2021 xuống xấp xỉ 39% tại 31-12-2022, tương ứng 125.451 tỉ đồng.

Năm 2020, 2021 và cả năm 2022, tỉ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tín dụng doanh nghiệp lĩnh vực bất động sản ở mức 0%.

Trong tổng số 57 dự án đang được tài trợ tín dụng từ 300 tỷ tại TCB, có 11 dự án đã bàn giao đi vào sử dụng, 46 dự án đang trong giai đoạn đầu tư phát triển và xây dựng. Tất cả các dự án đều có quy hoạch 1/500, được phê duyệt của cấp có thẩm quyền.

Trong khi đó, Techcombank tăng trưởng mạnh tỷ trọng cho vay cá nhân mua nhà ở, lên 190.678 tỷ đồng, tập trung vào phân khúc khách hàng có thu nhập cao. Đồng thời, phần lớn khoản vay cá nhân mua nhà đều có tài sản thế chấp giá trị cao, dẫn đến rủi ro thấp.

Về quản lý nợ xấu, Techcombank làm việc với các doanh nghiệp phát triển bất động sản có tiềm lực mạnh, chủ động quản lý dòng tiền theo chuỗi giá trị từ chủ đầu tư đến người mua cuối cùng, nên biết rõ khi nào khách hàng có dòng tiền về và trả nợ được bao nhiêu.

Giải pháp tín dụng này giúp Ngân hàng có thể giảm thiểu rủi ro phát sinh đối với nguồn trả nợ của khách hàng, đồng thời hỗ trợ khách hàng trong việc quản lý tài chính, quản lý rủi ro và mang lại lợi nhuận bền vững cho chính khách hàng.

"Điều quan trọng là Techcombank đồng hành cùng khách hàng vượt qua giai đoạn khó khăn này. Bộ phận quản lý rủi ro của Ngân hàng cũng liên tục đưa ra các kịch bản của nền kinh tế về lãi suất, thanh khoản, những ảnh hưởng toàn cầu, từ đó đưa ra phương án xử lý kịp thời", ông Hà nói thêm.

Đảm bảo hoạt động tín dụng lành mạnh

Thống kê từ báo cáo tài chính Quý 4-2022 của 27 ngân hàng trên sàn chứng khoán cho thấy, chất lượng tài sản giữa các nhà băng có sự phân hóa khá mạnh. Nhìn chung, tỉ lệ nợ xấu có xu hướng gia tăng tại đa số ngân hàng, sau khi thời gian cơ cấu thời hạn trả nợ cho khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 hết hiệu lực từ 30-6-2022, và nền kinh tế có nhiều biến động trong năm qua.

Hiện, chỉ còn 6 ngân hàng giữ được tỉ lệ nợ xấu ở dưới mức 1%. Trong đó, một số nhà băng ghi nhận tỷ lệ nợ xấu dưới mốc này trong nhiều năm liên tiếp.

Báo cáo tài chính của Techcombank cho biết, tỉ lệ nợ xấu cuối năm 2022 của ngân hàng ở mức 0,9%. Tỉ lệ an toàn vốn (CAR) theo Basel của Techcombank lên tới 15,2%, cao gần gấp đôi so với yêu cầu tối thiểu của Basel II (8%).

Đáng lưu ý, chỉ số này đã được Techcombank duy trì trên 15% trong 16 quý liên tiếp. CAR cao là minh chứng cho năng lực của ngân hàng trong việc đáp ứng các khoản nợ phải trả có thời hạn, và các rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động...

Một chỉ tiêu an toàn khác là tỷ lệ cho vay trên huy động (LDR) cũng được Techcombank đảm bảo đúng theo quy định, duy trì từ 75 – 78% trong 5 quý liên tiếp. Tại thời điểm cuối năm 2022, LDR của ngân hàng này là 76,6% - thấp hơn so với mức yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân là 85%. TỈ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn tại Techcombank theo quy định, cuối năm 2022 ở mức 28,8%.

Ông Phùng Quang Hưng, Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc Khối Khách hàng doanh nghiệp Techcombank khẳng định: "Xuyên suốt nhiều năm, khẩu vị rủi ro của Techcombank là thận trọng, chắc chắn, đề cao tăng trưởng bền vững".

Trong một báo cáo phân tích đầu năm 2023, Công ty chứng khoán VNDirect cho biết, trong giai đoạn nhiều biến động vừa qua, nhà đầu tư có phần "dè chừng" với những ngân hàng có tỷ trọng cho vay bất động sản cũng như trái phiếu doanh nghiệp lớn.

Tuy nhiên, đối với một nước đang phát triển như Việt Nam, bất động sản cũng như trái phiếu doanh nghiệp đều là những lĩnh vực còn nhiều tiềm năng, và sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt trong những năm tới. Và bởi vậy, một khi sóng gió qua đi, triển vọng trở nên tươi sáng hơn, những ngân hàng có bộ đệm vốn vững chắc như Techcombank sẽ được hưởng lợi.

Techcombank và MISA cùng doanh nghiệp chuyển đổi sốTechcombank và MISA cùng doanh nghiệp chuyển đổi số

Chuyển đổi số - câu chuyện không mới nhưng không dễ. Những giải pháp của ngân hàng và các tổ chức Fintech tạo nền tảng và động lực cùng doanh nghiệp một cách hiệu quả. Techcombank đã cùng MISA ký kết hợp tác toàn diện xây dựng hệ sinh thái tài chính.


Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp