NST xin giới thiệu góc nhìn trên của hai bạn trẻ, một ở trong nước và một đang học tập, làm việc tại nước ngoài.
* Võ Thành Minh Tuệ(Học viện MIT, Hoa Kỳ):
Ai cũng sợ “sự thật mất lòng”?
Sự giả dối dĩ nhiên sẽ giúp chúng ta che giấu được khuyết điểm, khó khăn trước mắt, nhưng cũng chính sự dễ dãi đó khiến chúng ta loay hoay, thiếu quyết liệt trong việc tìm cách cải thiện bản thân.
Học tập và làm việc ở nước ngoài trong thời gian dài, tôi nhận ra lối suy nghĩ “thuốc đắng dã tật” là điều họ rất trân trọng và đây cũng là mấu chốt dẫn đến thành công. Văn hóa trung thực ở các công ty tôi từng làm qua như Google, Microsoft... khiến tôi khâm phục và nhớ mãi. Nhân viên tại đây có thể thẳng thắn góp ý, phản ảnh lên cấp trên những điều họ chưa hài lòng về công ty của mình. Ai cũng nhận thức được rằng sự trung thực sẽ giúp mọi người hiểu rõ nhau hơn và từ đó làm việc hiệu quả, dễ dàng hơn rất nhiều. Tuy nhiên điều này lại rất khó áp dụng ở nước ta khi “sự thật mất lòng”, và rất rõ là người Việt không chuộng văn hóa trung thực.
*Trần Hồng Tài(ĐH Ngoại thương TP.HCM):
Truyền thông cũng có phần trách nhiệm!
Là một sinh viên từ vùng quê lên thành phố trọ học, tôi có cơ hội trải nghiệm những môi trường sống khác nhau. Tôi nhận ra sự thiếu trung thực tồn tại khắp nơi. Bản thân tôi đôi lần cũng thiếu trung thực trong cuộc sống. Với rất nhiều người, thiếu trung thực là hành động cần thiết để tồn tại, thăng tiến và giành được những ích lợi cho bản thân. Chưa kể một số kênh truyền thông thay vì lên án lại quay ra lăngxê quá nhiều cá nhân có hành động, phát ngôn đầy giả dối và phản cảm với mục đích câu view khiến người trẻ cảm thấy cái xấu sao mà thân thuộc, là điều ai cũng cần phải thích nghi để tồn tại...
------------------------------------
* Tin bài liên quan:
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận