15/06/2017 09:14 GMT+7

Người 'truyền lửa' về Hoàng Sa

LÊ TRUNG
LÊ TRUNG

TTO - Chị Đặng Thị Hiền (33 tuổi) không nhớ nổi bao nhiêu lần đứng trước những đoàn khách thập phương, tự hào kể chuyện về biển đảo và những người hùng binh can trường bảo vệ Hoàng Sa năm xưa.

*** Error ***
Chị Hiền thuyết minh cho du khách tại nhà trưng bày Hải đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải - Ảnh: L.TRUNG

Bảy năm làm thuyết minh viên ở nhà trưng bày Hải đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải (huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi), với chị Hiền, đó là thời gian đầy ít nghĩa.

Chúng tôi gặp chị trong một lần tình cờ đến thăm nhà trưng bày hải đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải. Giọng thuyết minh của người con gái sinh ra trên mảnh đất nơi đảo thiêng của Tổ quốc với nhiều xúc cảm, thu hút mọi ánh nhìn của du khách.

Chị Hiền kể bảy năm trước sau khi tốt nghiệp ngành nghiệp vụ du lịch ở Sài Gòn, về quê gặp lúc nhà trưng bày mới khánh thành, tuyển nhân viên nên chị nộp hồ sơ và trúng tuyển. Chị làm nhân viên Phòng văn hóa thông tin huyện có nhiệm vụ bảo quản những tư liệu vừa là thuyết minh viên cho du khách khi tham quan nhà trưng bày.

“Mới đầu còn bỡ ngỡ bởi chưa biết thuyết minh sao cho du khách dễ nghe, dễ hiểu nhưng dần dà rồi quen. Lúc mới làm mình biên soạn thành bản thuyết trình, tập tành cho thuộc. Rồi tìm hiểu thêm tư liệu để kể cho du khách nghe những câu chuyện hào hùng về biển đảo, về hải đội Hoàng Sa” - chị Hiền kể.

Hằng ngày đến nhà trưng bày, chị sắp xếp những tư liệu sách, báo về biển đảo cho ngăn nắp và bảo quản cẩn thận. Mỗi ngày hàng chục đoàn khách tham quan nhà trưng bày. Cứ đoàn nào đến là chị đón tiếp và giới thiệu, thuyết minh. Phần thuyết minh của chị luôn đi vào lòng người bởi chất giọng lúc nhẹ nhàng, lúc cứng rắn, cương quyết.

“Ở đây ngoài thuyết minh về biển đảo, mình còn kể cho du khách nghe về quá trình hoạt động của đội hùng binh Hoàng Sa. Bên cạnh đó là các tư liệu như sách, bản đồ trong và ngoài nước được trưng bày nơi đây về chủ quyền của hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Và các câu chuyện về lịch sử, nguồn gốc hình thành đảo Lý Sơn và quá trình bảo vệ biển đảo của cha ông” - chị Hiền bộc bạch.

Gần bảy năm làm thuyết minh tại nhà trưng bày, chị như một người “truyền lửa”, nhất là cho những bạn trẻ về chủ quyền biển đảo. Hàng nghìn tư liệu, câu chuyện chị đều thuộc trong lòng bàn tay. Rảnh rỗi chị lại tìm thêm những bài hát ru về biển đảo, đội hùng binh Hoàng Sa lồng ghép vào bài thuyết minh để du khách dễ cảm nhận. Càng làm công việc thuyết minh này chị càng thấy yêu hơn biển đảo và thấy mình có trách nhiệm hơn với những hi sinh của cha ông để bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

“Được đứng giữa mọi người để thuyết minh về chủ quyền biển đảo Tổ quốc mình rất tự hào. Nói thật mỗi ngày mà không có đoàn khách nào tới thì cảm giác như thiếu cái gì đó” - chị bộc bạch.

“Nhờ cô thuyết minh viên nhiệt tình, vui tính này mà tôi và bạn bè càng hiểu thêm về chủ quyền biển đảo, biết nhiều tư liệu quý về đội hùng binh Hoàng Sa để yêu thêm biển đảo thiêng liêng Tổ quốc” - anh Nguyễn Văn Sơn, du khách, nói.

Gần đây du khách đến Lý Sơn tham quan ngày càng nhiều. Những ngày nghỉ cuối tuần chị cũng phải lên nhà trưng bày để thuyết minh cho du khách. Không có thời gian chăm sóc con cái nhưng gia đình rất thông cảm cho công việc của chị. Chị luôn kết thúc bài thuyết minh của mình bằng những câu thơ về đội hùng binh Hoàng Sa làm nhiều người xúc động:

“Hoàng Sa trời nước mênh mông

Người đi thì có mà không thấy về

Hoàng Sa mây nước bốn bề

Tháng hai khao lề thế lính Hoàng Sa”.

Và ít ai biết rằng chị Hiền là hậu duệ đời thứ 15 của đà công Đặng Văn Siểm, người lái tàu đã cùng với những hùng binh hải đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải can trường canh giữ, bảo vệ Hoàng Sa vào thời Chúa Nguyễn thế kỷ 17.

LÊ TRUNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp