:
Các câu hỏi mà báo chí đặt ra là về tính pháp lý khi cấp phép kinh doanh cho Công ty Nguyên Long Sơn có đến 90% vốn nước ngoài, việc chuyển đổi đất lúa hai vụ sang đất kinh doanh - sản xuất, việc cán bộ được mời “tham quan, học tập kinh nghiệm”...
Tuy nhiên đại diện Sở Tài nguyên - môi trường, Sở Kế hoạch - đầu tư tỉnh Bình Thuận xin hẹn trả lời sau do vụ việc mới xảy ra, chưa tiếp cận hồ sơ. Tại cuộc họp, ông Nguyễn Thành Tâm - phó chủ tịch UBND tỉnh - khẳng định sẽ chỉ đạo các ngành kiểm tra, rà soát tất cả vấn đề mà báo chí đặt ra bởi: “Có nhiều vấn đề mới phát sinh mà thông qua báo chí gần đây chúng tôi mới nắm được” - ông Tâm nói.
Trong khi đó, theo văn bản thỏa thuận, cam kết giữa ông Thạnh và ông Zhong ký ngày 27-2, diện tích đất 100ha tại xã Hàm Chính chỉ là diện tích ghi trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thực tế số đất ông Thạnh gom của các hộ dân lên đến 160ha. Hiện ông Zhong đã rời khỏi Bình Thuận và hẹn ông Thạnh đến tháng 9-2012 mới quay lại để bàn bạc sau khi phi vụ này bị phát hiện.
Đáng lưu ý là theo ông Thạnh, ngoài việc đang giữ toàn bộ giấy tờ đất mà ông Zhong đã mua, hiện ông Zhong còn giữ giấy tờ nhà, đất của ông. Theo ông Thạnh, tổng số tiền mà ông Zhong đã chuyển cho ông là 10,5 tỉ đồng, ông đã chi hết, trong đó có khoản tiền hơn 120 triệu đồng ông đã mua vé máy bay cho đoàn cán bộ Bình Thuận được Tập đoàn Nguyên Hinh mời sang Thâm Quyến “học tập kinh nghiệm”.
Được biết, thư mời của Tập đoàn Nguyên Hinh ghi đích danh và chức vụ công tác từng người. Lá thư này nhấn mạnh: “Trân trọng kính mời quý ngài sang thăm đất nước Trung Hoa, thăm cơ sở vật chất của tập đoàn để chúng tôi thật sự an tâm đầu tư kinh doanh trên địa bàn Bình Thuận”. Không hiểu chuyến đi “học tập kinh nghiệm” này “thành công tốt đẹp” ra sao nhưng việc tập đoàn này an tâm đổ tiền vào gom đất, chuyển mục đích sử dụng đất và đầu tư “chui” vào Việt Nam là có thật.
Xử lý nghiêm người “tiếp tay” Làm rõ và xử lý nghiêm những người tiếp tay “” (Tuổi Trẻ ngày 10-7) là ý kiến chủ đạo trong 178 ý kiến phản hồi bài viết này. Chỉ vì hám lợi Tình trạng công dân Việt Nam tiếp tay cho người Trung Quốc diễn ra ở nhiều nơi, đã làm thất thoát biết bao nhiêu tiền của, làm điêu đứng biết bao nông dân, ngư dân... Tại sao người Việt Nam chúng ta lại cứ phải mắc lừa người Trung Quốc vậy? Câu trả lời rất đơn giản là vì “hám lợi, mờ mắt”. Có thể tha thứ cho những người nông dân tay lấm chân bùn, không hiểu biết nhiều về pháp luật nhưng không thể bỏ qua hành vi tiếp tay của các cán bộ liên quan được. - Thanh long là giống quả nổi tiếng của Bình Thuận. Việc để người Trung Quốc sang trồng thanh long không sớm thì muộn cũng gây loạn cho sản xuất của nhân dân Bình Thuận. Bản chất của vấn đề ở đây rất có thể một số cán bộ có thẩm quyền đã vì tư lợi mà giúp làm thủ tục để chuyển đổi đất trồng lúa sang đất trồng cây khác, sau đó hợp pháp hóa chủ đầu tư từ người VN sang người nước ngoài. Thiết nghĩ, cơ quan chức năng nên xem xét vụ này và xử lý nghiêm những cán bộ thoái hóa biến chất, làm những việc không có lợi cho nước, cho dân. Chính quyền ở đâu? Hết cho thuê mặt nước nuôi cá, mua nông sản rồi chạy làng, bây giờ lại thêm một bước nghiêm trọng hơn - không thuê mà mua đất luôn. Không biết các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương ở đâu mà để sự việc xảy ra như vậy? Sau hơn 100ha này sẽ còn bao nhiêu nữa? Phải xử lý những cán bộ thiếu ý thức này một cách thích đáng để làm gương. Hồi chuông báo động Hiện tượng này ở Bình Thuận là hồi chuông báo động. Nhà nước cần rà soát, kiểm tra chặt chẽ những dự án và các công trình nước ngoài đầu tư tại Việt Nam, nếu phát hiện những trường hợp tương tự cần ngăn chặn ngay. Đất là tài sản quốc gia, không ai được quyền bán cho người nước ngoài. Vụ việc bán đất ở Bình Thuận cần được làm rõ, quy trách nhiệm và nếu “đầu tư chui” trái pháp luật thì phải tịch thu. Bên cạnh đó, cần làm rõ và xử nghiêm người vi phạm trong việc cho chuyển đổi 10.000m2 đất lúa sang đất kinh doanh ở huyện Hàm Thuận Bắc. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận