01/11/2018 07:20 GMT+7

Người trẻ tâm huyết với dự án 'làm đầy' chai lọ cũ

HOÀNG QUYÊN
HOÀNG QUYÊN

TTO - Đây là mô hình sử dụng hình thức "refill", tạm dịch là "làm đầy" chai lọ cũ với các sản phẩm như kem đánh răng, nước tẩy trang, xà bông… Người mua có thể mang bao bì tới mua hàng.

TTO - Dự án Lại Đây với hình thức refill mới mẻ ở Việt Nam

Người trẻ tâm huyết với dự án làm đầy chai lọ cũ - Ảnh 2.

Tống Khánh Linh (áo trắng) trong buổi khai trương Lại Đây Refill Station - Ảnh: HOÀNG QUYÊN

Xuất phát từ mong muốn có một trạm dừng để làm đầy các chai lọ cũ, giảm rác thải nhựa, Giám đốc Công ty tư vấn quản trị cung ứng CEL Consulting - Nguyễn Dạ Quyên (33 tuổi, TP.HCM) và hot girl Helly Tống (Tống Khánh Linh, 24 tuổi, TP.HCM) đã cùng nhau sáng lập nên dự án Lại Đây Refill Station.

Người trẻ tâm huyết với dự án làm đầy chai lọ cũ - Ảnh 3.

Mọi người có thể mang chai, lọ đến chiết sản phẩm mong muốn - Ảnh: HOÀNG QUYÊN

Cả hai gặp không ít khó khăn bởi phải giải thích cho mọi người hiểu "refill" có nghĩa là gì, tại sao cần "refill", sẽ được gì khi "refill"… khi khái niệm này còn mới mẻ ở Việt Nam.

Chưa kể, không phải mặt hàng nào cũng tìm được sản phẩm sản xuất tại địa phương, . Họ chỉ kiếm được khoảng 75% nguồn hàng của nhà sản xuất địa phương thay vì dự tính 100% như lúc đầu.

Những sản phẩm hợp tác với Lại Đây Refill đều theo mô hình giảm triệt để bao bì đóng gói lẻ cá nhân, và nói không với bao bì đóng gói nhựa, gói một lần rồi bỏ. Có thể kể đến như dầu gội, dầu xả vỏ bưởi - hương nhu - bồ kết của Nâu Nâu, Lam Mộc, dầu tẩy trang của Mây Concept…

Người trẻ tâm huyết với dự án làm đầy chai lọ cũ - Ảnh 4.

Tổng lãnh sự Pháp tại Việt Nam, ông Vincent Floreani, tìm hiểu các sản phẩm - Ảnh: HOÀNG QUYÊN

Họ cũng ưu tiên làm việc với các nhà cung cấp gần khu vực của mình nhất có thể, để giảm khí CO2 ra môi trường do vận chuyển.

Dạ Quyên chia sẻ: "Kinh doanh sản phẩm xanh đồng nghĩa với chạy marathon rất dài, quan trọng phải cầm hơi, có tầm nhìn xa hơn so với "ăn xổi ở thì" và "đánh nhanh rút gọn", vì chỉ là người đầu tiên, chưa chắc đã là người cuối cùng về đích".

Những thông tin về cơ sở sản xuất, nguồn gốc, thành phần sản phẩm… đều được thông tin tại cửa hàng, trên website hay các kênh xã hội của Lại Đây Refill station.

Người trẻ tâm huyết với dự án làm đầy chai lọ cũ - Ảnh 5.

Các loại tonner, dưỡng chất cho da ở dạng lỏng - Ảnh: HOÀNG QUYÊN

Mong muốn truyền cảm hứng cho cộng đồng

Với quan niệm, nếu không thể là một phần của giải pháp khắc phục, giải quyết vấn đề, thì đừng làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn, Dạ Quyên cho biết Lại Đây Refill là trách nhiệm mà cô có thể làm với môi trường.

Ở Lại Đây có khoảng 200 sản phẩm có thể thay thế những thứ trong nhà chỉ dùng được 1 lần. Ví dụ như hộp xà bông dùng cho du lịch và đi công tác, tận dụng từ những mảnh vụn sót lại trong quá trình sản xuất.

Hay như hộp khăn vải dùng được nhiều lần thay thế hộp khăn giấy bình thường, giúp hạn chế việc dùng một lượng nhựa nhất định khi sản xuất vỏ hộp.

Dự án cũng nhận được sự quan tâm của phía lãnh sự quán Pháp tại Việt Nam. Ông Vincent Floreani - Tổng lãnh sự Pháp tại Việt Nam - chia sẻ: "Ống hút bằng kim loại hoặc ống hút tre có thể hoàn toàn thay thế cho các ống hút nhựa. Điều làm tôi ấn tượng khi đến đây là tất cả sản phẩm đều được , và tôi có thể đem lọ đến đây để làm đầy.

Bây giờ tôi biết cách làm đầy xà bông tắm, dầu gội đầu... Lần sau, khi tôi tới đây, tôi sẽ đem theo chai dầu gội cũ để mua đồ".

Người trẻ tâm huyết với dự án làm đầy chai lọ cũ - Ảnh 6.

Ống hút tre, bàn chải đánh răng làm bằng tre là các vật liệu thân thiện với tự nhiên - Ảnh: HOÀNG QUYÊN

Trước những ý kiến đánh giá ống hút tre không sạch, Dạ Quyên phản biện: "Nói ống hút tre khi rửa rồi vẫn không sạch thì có vẻ hơi mâu thuẫn, vì bình thường mình vẫn xài đũa tre đó thôi! Đấy là chưa kể nếu xét một cách chi li hơn, đũa tre thường sẽ dính nhiều dầu mỡ, dễ dơ hơn là ống hút tre chỉ để uống các loại nước. Nếu không thích, bạn vẫn có những lựa chọn khác như ống hút cỏ bàng, ống hút thủy tinh, ống hút inox… cùng cọ rửa".

Thực tế, đã có nhiều người tìm đến Lại Đây bởi ý nghĩa mà nó mang lại. Trịnh Thị Hà, 25 tuổi, ngụ quận Phú Nhuận, TP.HCM nói: "Mình mua được dầu gội, xà bông. Mình thấy ý tưởng rất hay, mọi người có thể mua được nhiều thứ mà không cần lấy thêm bao bì khác.

Dự án không chỉ đáp ứng nhu cầu, sinh hoạt hằng ngày của con người mà còn là giải pháp tốt hơn về môi trường. Mình nghĩ ý nghĩa lớn hơn hết mà dự án mang lại là lan tỏa đến nhiều người về một phong cách sống mới, xanh, sạch".

Không chỉ là hình thức kinh doanh mà xa hơn hết, cả hai mong muốn truyền cảm hứng, lan tỏa hình thức refill với nhiều người vì họ tin rằng "Những gì từ trái tim sẽ đến được với trái tim".

9 thử thách không dùng đồ nhựa cho bạn trẻ sành điệu

TTO - Hashtag #9plasticchallenge cùng những lời thách thức bạn bè không sử dụng nhựa đang nhận được sự quan tâm của cộng đồng.

HOÀNG QUYÊN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp