07/08/2007 22:35 GMT+7

Người tình thơ của Hàn Mặc Tử

NGÔ QUANG HIỂN
NGÔ QUANG HIỂN

TTO - Một buổi sáng cuối tháng ba, những năm đầu thập kỷ 90 tôi được bà Mộng Cầm mời đến tiếp chuyện tại nhà người dì ruột - bà Ngọc Sương, chị của thi sĩ Bích Khê, đồng thời cũng là người bạn tình trong thi ca thuở nào của Hàn Mặc Tử.

um02x2xQ.jpgPhóng to n8PRPQfS.jpg
Mộng Cầm lúc quen Hàn Mặc Tử Hàn Mặc Tử - Ảnh tư liệu
TTO - Một buổi sáng cuối tháng ba, những năm đầu thập kỷ 90 tôi được bà Mộng Cầm mời đến tiếp chuyện tại nhà người dì ruột - bà Ngọc Sương, chị của thi sĩ Bích Khê, đồng thời cũng là người bạn tình trong thi ca thuở nào của Hàn Mặc Tử.

Đã quá nửa thế kỷ, nhưng dấu vết thời gian vẫn không xóa nhòa được nét đẹp rực rỡ của "nàng thơ" ám ảnh cả cuộc đời nhà thơ bất hạnh. Câu chuyện sáng hôm ấy diễn ra ở số nhà 7, Nam Quốc Cang, quận 1, TP.HCM.

Tình thư gửi người chưa quen

Ngồi đối diện tôi là người đàn bà với vẻ mặt đôn hậu có một trí nhớ minh mẫn kỳ lạ, so với tuổi tác của bà. Nhìn mái tóc bạc trắng của bà Mộng Cầm, lòng tôi không khỏi bồi hồi nhớ hình ảnh cô thiếu nữ Mộng Cầm và khối tình riêng mà Hàn Mặc Tử tha thiết thể hiện trong những bài thơ đầy mộng ảo của mình:

Lệ Kiều ơi! em còn giữ ý thơTrong đôi mắt mùa thu trong leo lẻoỞ xa xôi lặng nhìn anh khô héoBên kia trời hãy chụp cả hồn anhTrường tương tư

Thật ra Mộng Cầm chỉ là bút danh muốn gửi gắm vào cái biệt hiệu của mình những suy tưởng, kỷ niệm. Bà tên thật là Huỳnh Thị Nghệ, sinh vào tháng 5 năm 1917 tại Nghệ An, nhưng quê quán lại là một làng ven biển trù phú ở tỉnh Quảng Ngãi.

Chỉ mấy dòng vỏn vẹn như vậy trên tờ giấy trích lục khai sinh, nhưng cuộc đời của cô bé Nghệ lại không phẳng lặng như biết bao bạn bè cùng trang lứa khác. Cha cô, Thị độc học sĩ Huỳnh Quang Long, một kẻ sĩ cuối mùa của thời kỳ Nho học suy tàn, không gặp thời trên con đường hoạn lộ.

Mười mấy năm nhận một chức quan rất nhỏ là mười mấy năm cay đắng truân chuyên. Sau khi bất hòa vời viên chủ sự người Pháp ở tòa sứ Quảng Ngãi, ông bị đổi ra Nghệ An. Ở Nghệ An ít lâu ông lại bị đổi ra Thanh Hóa. Hết Thanh Hoá lại chuyển về Đồng Hới rồi Nghệ An, cho đến khi ông lâm bạo bệnh, mất ở Quảng Bình vào năm 1926. Năm ấy Nghệ vừa lên 9.

Sau cái tang lớn ấy, cuộc sống bình lặng của gia đình Nghệ chao nghiêng. Suốt cuộc đời làm viên chức, gia sản của quan Thị độc chỉ là dăm ba cuốn sách lẫn lộn Tây Tàu, không một mảnh ruộng, không một nếp nhà. Nghệ phải theo mẹ về Quảng Ngãi và lên tàu vào Phan Thiết sống nhờ gia đình người cậu ruột.

Phan Thiết thuở ấy, những năm 1930, chỉ là một thị tứ nhỏ quẩn quanh vài con đường lộ đá chạy dọc con sông Cà Ty trong xanh. Mọi sinh hoạt tập trung quanh khu xóm chài, nơi hàng ngày những chiếc thuyền buồm đánh cá dong đuổi ra khơi. Khu nhà ga nằm gần tháp nước là nơi những người dân tỉnh lẻ ngong ngóng chờ tiếng còi tàu lúc 7 giờ tối từ Sài Gòn ra mang theo những chuyện chính trị, thời sự, văn hóa lạ lẫm của thành đô.

Nghệ làm thơ từ rất sớm, khi còn ngồi trên ghế nhà trường Ecole Plein Exerria Phan Thiết, năm 16 tuổi có thơ đăng ở báo Công Luận và báo Sài Gòn với bút hiệu Mộng Cầm. Những bài thơ đường luật như bài Vịnh Lầu ông Hoàng và bài Tết mặc dầu không thoát khỏi những khuôn sáo cổ điển trong thi pháp và nội dung nhưng vẫn được một số người ưa thích.

Nước nước non non một cõi nàyLâu đài ai dựng tháp ai xây Sương dầm nắng dãi lờ gan đá Gió dập mưa dồn tủi phận câyTuồng thế tang thương bao lớp sóng Cuộc đời thành bại mấy chòm mâyĐường lên cõi phúc tìm đâu thấy Thấy cảnh đau lòng khách tỉnh say.Vịnh Lầu Ông Hoàng

Tết nhất làm cho khéo rộn ràng Nhà nhà bánh mứt dọn nghênh ngang Bạc bài tấp nập ba anh điếm Rượu thịt say sưa mấy bác làng Pháo đốt nổ hoài vui dạ trẻLễ dâng thâu mãi nhọc lòng quan...Tết

Một tháng sau khi bài thơ được đăng, Mộng Cầm chợt nhận được một bức thư gửi đi từ Sài Gòn. Đối với một cô nữ sinh lớp Năm trường Ecole còn xa lạ với chuyện tình ái, bức thư của một người không quen biết nhưng lại chứa đựng những tình cảm dạt dào và dữ dội đã khiến cô không khỏi bàng hoàng. Cô cứ đọc đi đọc lại mãi dòng chữ “Anh yêu em" từ đấy...

"Xuân mỗi tuần" thuở ấy

Dòng chữ của một nhà thơ bắt đầu nổi tiếng trên văn đàn gửi cho một người con gái mà mình chỉ biết tên qua trang báo giống như một cơn bão thổi ập vào cuộc đời cô nữ sinh tỉnh lẻ. Mừng vui và lo âu nhưng Mộng Cầm không dám viết thư trả lời cho Hàn Mặc Tử dù trong thâm tâm cô cũng muốn biết thêm về người thanh niên táo tợn có biệt hiệu Lệ Thanh, Phong Trần hay Hàn Mặc Tử.

Thi xong primaire, trong khi chờ công bố kết quả, Mộng Cầm theo người cậu ruột ra làm việc tại bệnh viện Mũi Né. Gọi là bệnh viện cho sang trọng, thật ra đây chỉ là một trạm xá nhỏ ở vùng đồi cát hẻo lánh chập chùng, với một phòng khám bệnh phát thuốc và mấy căn nhà nhỏ thấp lè tè làm nhà hộ sinh cho bà con trong vùng.

Vốn không phải chuyên môn ngành y, công việc của Mộng Cầm đơn giản chỉ là phát thuốc, chăm sóc một vài thứ bệnh thông thường. Bao nhiêu thời giờ cô dồn vào việc sáng tác và chép những bài thơ ưa thích vào sổ tay.

Cuộc đời sẽ trôi qua bình lặng và yên ả nếu không có một lần Mộng Cầm tình cờ đọc tờ báo Sài Gòn của một bệnh nhân đem đến có dòng nhắn tin: ”Mộng Cầm em ở đâu, cho tôi biết địa chỉ - Hàn Mặc Tử“. Dòng chữ ngắn ngủi thực sự làm Mộng Cầm xúc động khi biết người thi sĩ táo tợn kia vẫn dành những tình cảm nồng nhiệt, sôi nổi cho người thiếu nữ chưa quen biết. Đêm ấy Mộng Cầm thức suốt đêm suy nghĩ và quyết định viết thư cho Hàn Mặc Tử. Đúng một tuần lễ sau, Hàn Mặc Tử đi xe lửa ra Phan Thiết. Từ Phan Thiết, anh đón ghe đi suốt đêm đến sáng hôm sau vội vã đến bệnh viện...

Người đàn bà ngồi trước mặt tôi chợt ngừng câu chuyện, đôi mắt u buồn của bà chợt loé lên những tia sáng ấm áp. Có lẽ bà đang hồi tưởng lại lần gặp gỡ đầu tiên trong đời với nhà thơ Hàn Mặc Tử: “Tôi không thể nào quên được dù buổi sáng ấy cách đây đã gần 60 năm. Đang phát thuốc cho bệnh nhân thì người tuỳ phái chạy vào báo có khách ở Sài Gòn đến tìm, dù đoán chắc chắn là anh ấy, nhưng khi cầm tầm thiếp tôi không khỏi lặng người xúc động.

Trên người vẫn khoác chiếc áo choàng trắng của bệnh viện, tôi băng vội qua mấy gian nhà. Người thanh niên đang đứng đợi dưới mái hiên, dáng người dong dỏng cao, bận bộ đồ tuýt-xo com-lê trắng, hoàn toàn khác với hình dung của tôi. Anh không táo tợn như tôi nghĩ. Anh chỉ nhỏ nhẹ hỏi: ”Cầm đấy ư. Tôi đi ghe suốt từ tối đến giờ mới tới”. Cả hai chúng tôi đều lúng túng, không ai nói với ai câu nào mãi cho đến khi cậu tôi mời vào phòng khách tiếp chuyện.

Câu chuyện sáng hôm ấy chỉ quẩn quanh chuyện thơ ca, chuyện thời tiết chứ anh tuyệt nhiên không nhắc gì đến tình cảm của mình. Mãi đến gần xế trưa, chuẩn bị lên đò về Phan Thiết để kịp chuyến xe lửa trở lại Sài Gòn, anh mới nhìn tôi hồi lâu và nói tuần sau anh trở lại thăm. Khi chiếc đò dần khuất sau những cồn cát sáng lấp loá, tôi linh cảm rằng cuộc đời tôi từ nay sẽ bước sang một khúc rẽ khác".

Bà Mộng Cầm vốn kín đáo, bà không nói nhiều về những lần gặp gỡ giữa bà với Hàn Mặc Tử ở Phan Thiết, bà không xác nhận cũng không phủ nhận chuyến đi chơi oan nghiệt vào một buổi chiều mưa dưới bãi tha ma mà sau này nhiều bài báo, vỡ tuồng đã khai thác và quy kết là nguyên nhân căn bệnh nan y mà Hàn Mặc Tử mắc phải. Bà chỉ kể một vài câu chuyện vui, chẳng hạn khi cùng Hàn Mặc Tử băng qua bãi cát để đến trường Hồng Đức nơi người cậu ruột Cầm, nhà thơ Bích Khê đang dạy học, bà trách Hàn Mặc Tử ít chú ý đến chuyện ăn mặc. Hàn Mặc Tử nhanh nhẩu ứng khẩu ngay:

“Người sao như tỉnh lại như sayXác rác xơ rơ cái mặt mày Chỉ thích cái đời làm thi sĩ Cho nên quần áo chẳng buồn thay”

Sau đó, suốt mấy năm ròng, hàng tuần vào chiều thứ sáu, Mộng Cầm xin phép cậu lên Phan Thiết đón chuyến xe lửa cuối tuần lúc 7 giờ chiều thứ bảy để rồi chiều ngày hôm sau họ quyến luyến chia tay nhau.

Trong bài thơ “Chan Chứa “ Mộng Cầm đã nhắc nhiều đến những ki niệm của cái thuở ban đầu, cái thuở "xuân mỗi tuần".

Nếu anh đếm được những vì saoThì hiểu em yêu đến bậc nàoTinh tú trên trời không đếm được Tình yêu càng với lại càng caoCả năm chỉ có một lần xuân Nhưng với lòng em xuân mỗi tuầnThơ thẩn tâm hồn hoa nở nhuỵ Cạn dòng tâm sự được bao lần.Em cứ tưởng rằng anh với emNhư hình với bóng dưới màn đêmHoàng hôn đã khóc niềm chung thuỷĐau đớn tình anh khắng khít thêm.Cho nên không thể nói không yêuMà nói rằng yêu, yêu rất nhiều Trời đất ngập tràn thơ vĩnh biệtLòng em chan chứa biết bao nhiêu (Chan Chứa)

Bà chợt nhắm mắt lại mệt mỏi, giọng như có ngấn nước bên trong “Báo chí viết nhiều về chuyện tình của tôi với Hàn Mặc Tử, nhưng phần lớn đều sai sự thật. Tình yêu của chúng tôi trong sáng và rạch ròi".

Tôi ngồi im lặng tôn trọng những phút giây thiêng liêng khi người đàn bà có mái tóc trắng xoá xúc động hồi tưởng lại cái thuở ban đầu đã trôi qua nhanh hơn nửa thế kỷ...

NGÔ QUANG HIỂN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp