13/03/2012 09:01 GMT+7

Người tiêu dùng và quyền được thông tin

 LAN ANH
 LAN ANH

TT - Việc cơ quan chức năng ở Đồng Nai phát hiện 220kg thức ăn gia súc có ghi rõ ngoài bao bì là tạo nạc, giúp heo bung đùi, tăng nạc, giảm mỡ... ngày 9-3 khiến người tiêu dùng thêm một lần nữa mất lòng tin vào chất lượng vệ sinh thực phẩm nước nhà.

Sở dĩ nói “một lần nữa” bởi cuối tháng 2 đã có một số nhà cung cấp thức ăn chăn nuôi khu vực phía Nam bị phát hiện bán thức ăn gia súc tạo nạc. Thậm chí trước đó, vào tháng 11-2011 Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng VN đã thực hiện một cuộc khảo sát trên thịt thương phẩm ở thị trường TP.HCM. Kết quả là trên 30% mẫu nhiễm beta agonists - chất có tác dụng tạo nạc, tạo màu đỏ đẹp cho thịt heo thành phẩm, nhưng tác hại là gây tổn hại hệ tim mạch, thần kinh, gan thận của người dùng thịt nhiễm độc.

Cả thức ăn chăn nuôi và thịt heo thành phẩm đều nhiễm độc, nhưng trong bốn tháng qua người tiêu dùng đã được cảnh báo, bảo vệ như thế nào về nguy cơ, về địa bàn có thịt nhiễm độc, về cách phân biệt thịt “siêu nạc” một cách chính thống từ cơ quan chức năng? Hoàn toàn không có, ngoại trừ một số thông tin ít ỏi trên báo chí. Trong khi quá trình gây độc cho người dùng đã kéo dài rất lâu và thời gian “bị phát hiện” cũng đã lâu.

Trong số tám quyền mà các công ước quốc tế cũng như Luật bảo vệ người tiêu dùng VN thừa nhận, quyền được thông tin và quyền được đảm bảo an toàn sức khỏe, tính mạng, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp là những quyền đứng hàng đầu. Tuy nhiên, một khảo sát gần đây cho rằng có đến 55-60% người tiêu dùng VN không biết mình có quyền gì. Phải chăng vì vậy nên người tiêu dùng bị bưng bít thông tin?

Luật an toàn thực phẩm có hiệu lực thực hiện từ ngày 1-7-2011 đã quy định có tới ba bộ là Y tế, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Công thương tham gia quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm. Kết quả cuộc khảo sát của Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng với 30% thịt thương phẩm nhiễm độc đã được công khai trên báo chí từ cuối năm 2011 có bộ nào biết hay chưa và xử lý đến đâu, mức độ xử lý thế nào, việc ngăn chặn ra sao mà đến nay vẫn thấy chất tạo nạc bán công khai cho người chăn nuôi? Tất nhiên vì quyền được thông tin đang bị xâm phạm, nên người tiêu dùng chỉ biết ngồi chờ và tự bảo vệ mình trước mối nguy “vệ sinh thực phẩm” bằng những biện pháp của riêng mình chứ chẳng biết làm cách nào hơn.

Các nhà quản lý hãy nhớ rằng hiện tỉ lệ nhiều loại ung thư, kể cả ung thư trẻ em, ở VN vào loại cao nhất thế giới, và thực phẩm bẩn chắc chắn không vô can với kết quả này.

 LAN ANH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp