20/04/2018 11:28 GMT+7

Người thợ lặn ở Gạc Ma năm ấy...

LÊ ĐỨC DỤC
LÊ ĐỨC DỤC

TTO - 30 năm qua kể từ ngày ra vùng biển Gạc Ma, ông Tâm cũng trải qua nhiều cương vị quan trọng trước khi về hưu, nhưng vùng biển Gạc Ma những ngày tháng ấy vẫn hoài thao thức trong tâm trí người thợ lặn kỳ cựu.

Người thợ lặn ở Gạc Ma năm ấy... - Ảnh 1.

Các thợ lặn thám sát xác tàu HQ 605 - Ảnh: NGUYỄN TRỌNG TÂM

Nhiệm vụ chính là lặn tìm dấu vết của tàu HQ 605. Riêng HQ 604 bị chìm ở , phía đó tàu Trung Quốc đang bám rất kỹ nên chúng tôi không tiếp cận được

Trong những tấm hình tư liệu vào thời điểm tháng 3-1988 mà phóng viên VTV (nhà báo Nguyễn Văn Vinh, nay đã nghỉ hưu) lưu lại có một tấm ảnh đặc biệt, mặt sau tấm ảnh có dòng chữ "Tàu Mỹ Á cập tàu Đại Lãnh tại , tặng anh Nguyễn Văn Vinh".

Trong những tấm ảnh tư liệu quý hiếm về sự kiện Gạc Ma có tấm ảnh con tàu HQ 605 sau khi bị bắn chìm ở Len Đao hôm 14-3-1988 nằm lật nghiêng dưới đáy biển, trên thân tàu hiện rõ số hiệu 605, góc trái ảnh có bóng dáng hai ...

Đó là bức ảnh đen trắng do chính một thợ lặn chụp lại vào năm 1988, chỉ một thời gian rất ngắn sau "sự kiện Gạc Ma".

Những bức ảnh lịch sử của một thợ lặn...

Ngay khi nhìn thấy bức ảnh ấy, tôi nghĩ ngay đến một nhân chứng đặc biệt của "hậu Gạc Ma". Nên sau cuộc gặp các nhà báo trong cuộc "Hội ngộ 30 năm" ở Hà Nội, tôi may mắn tìm được người thợ lặn đặc biệt mà theo như các nhà báo có mặt trong chuyến đi năm ấy, nhiều bức ảnh của ông đã trở thành những tư liệu lịch sử đặc biệt.

Ông chính là Nguyễn Trọng Tâm - thợ lặn trên tàu cứu hộ Đại Lãnh. Thật may mắn cho tôi gặp được ông Tâm, ngay khi ông ấy vừa trở về sau chuyến lặn biển dù năm nay ông đã 71 tuổi!

Căn nhà yên tĩnh trong con hẻm trung tâm quận 1, TP.HCM. Ấn tượng lớn nhất khi vừa bước chân vào phòng khách của ông là chiếc mũ lặn bằng đồng của bộ đồ dành cho thợ lặn chuyên nghiệp được đặt trang trọng ngay cạnh bộ salon.

Nhìn kỷ vật trang trọng ấy, tôi hiểu mình đang được tiếp cận với một kho báu tư liệu về biển cả. Và quả đúng như thế!

Vừa mở cho tôi xem những tấm ảnh đã ố màu thời gian, ông Tâm vừa thủ thỉ hồi tưởng chuyến đi cứu hộ ngay sau khi xảy ra sự kiện Gạc Ma...

"Tàu Đại Lãnh ngày đó là tàu cứu hộ lớn nhất của Xí nghiệp Liên hiệp trục vớt cứu hộ. Chỉ ba ngày sau khi xảy ra vụ Gạc Ma, một nhóm thợ lặn bảy người cùng một nhóm đặc công nước từ Thủy Nguyên (Hải Phòng) vào được lệnh lên đường" - ông kể.

Ông Tâm bấy giờ đang là hiệu trưởng trường đào tạo công nhân lặn cũng được điều động theo chuyến đi đặc biệt ấy. Tất cả tập trung ở Vũng Tàu và lên tàu Đại Lãnh thẳng tiến ra Trường Sa.

"Đây, bức ảnh này là bức ảnh đầu tiên tôi chụp mấy anh em trên tàu HQ 505 đang ủi bãi ở Cô Lin" - ông Tâm "thuyết minh" về ngọn nguồn từng bức ảnh.

Người thợ lặn ở Gạc Ma năm ấy... - Ảnh 3.

Giây phút tàu Mỹ Á chở đoàn nhà báo đầu tiên ra Trường Sa sau sự kiện Gạc Ma tháng 3-1988 cập tàu cứu hộ Đại Lãnh trên vùng biển Cô Lin - Ảnh: NGUYỄN TRỌNG TÂM

Người thợ lặn ở Gạc Ma năm ấy... - Ảnh 4.

Bức ảnh đầu tiên chụp những chiến sĩ trên quà HQ505 ủi bãi Cô Lin sau sự kiện thảm sát Gạc Ma tháng 3-1988 - Ảnh: NGUYỄN TRỌNG TÂM

Người thợ lặn ở Gạc Ma năm ấy... - Ảnh 5.

Ảnh con tàu HQ 605 bị chìm được chụp từ camera của thợ lặn - Ảnh: NGUYỄN TRỌNG TÂM

Người thợ lặn ở Gạc Ma năm ấy... - Ảnh 6.

Thợ lặn Nguyễn Trọng Tâm tại vùng biển Cô Lin tháng 3-1988 - Ảnh tư liệu

Tiếp cận HQ 605

"Chúng tôi ra tới vùng biển thuộc cụm đảo Sinh Tồn tầm 9h sáng, trời đẹp. Trên tàu HQ 505 ủi bãi có chín anh em đang bám trụ. Khi ấy, nhiều anh em trên tàu HQ 505 không còn quần áo để mặc. Nhiệm vụ lúc này là lặn tìm dấu vết tàu HQ 605.

Riêng HQ 604 bị chìm ở Gạc Ma, phía đó tàu Trung Quốc đang bám rất kỹ nên chúng tôi không tiếp cận được. Vùng biển Len Đao buổi trưa nước trong vắt. Kinh nghiệm của anh em là xác định được váng dầu sẽ định vị được vị trí tàu chìm.

Thả xuồng cứu sinh xuống, mấy anh em chúng tôi chạy vòng quanh một lúc thì thấy váng dầu. Thuyền được neo lại.

Tôi lặn mang theo camera Sony nối với đường tín hiệu truyền lên màn hình trên boong, hai thợ lặn kia thì anh Tôn làm nhiệm vụ giữ dây lặn, còn anh Thủy đi vào các khoang tàu tìm thi thể anh em.

Những bức ảnh chụp tàu HQ 605 bị chìm nghiêng 90 độ, bên mạn nổi rõ số hiệu và có bóng hai thợ lặn trên góc phải ảnh chính là anh Thủy và anh Tôn được chụp lại từ tín hiệu truyền từ camera lên cho. Trên mạn phải tàu có hai lỗ đạn pháo.

Anh Thủy đi vào cabin và lặn hết các phòng trong khoang nhưng không tìm thấy anh em nào bị kẹt lại đó. Có lẽ do tàu HQ 605 sau khi trúng đạn rất lâu mới bị chìm nên anh em đã tìm cách thoát ra ngoài, khác với tàu HQ 604 chìm quá nhanh, anh em bị kẹt lại trong khoang rất nhiều" - ông Tâm kể.

"Vậy còn tấm ảnh tàu Mỹ Á cập tàu Đại Lãnh mà sau này bác kỷ niệm cho anh Vinh là sao?". Nghe hỏi, ông Tâm trả lời: "Tàu Đại Lãnh nằm đó hỗ trợ anh em gần ba tuần thì tàu Mỹ Á ra. Đó là con tàu chở đoàn nhà báo đầu tiên ra Trường Sa sau sự kiện Gạc Ma.

"Sao khi đó tàu cứu hộ Đại Lãnh đã không cứu hộ HQ 505 được hả bác?".

"Thật ra lúc đó nếu cứu hộ HQ 505 thì tàu Đại Lãnh vẫn có thể cứu được, nhưng HQ 505 khi ấy còn là "công sự" cho đảo Cô Lin, nên mãi về sau HQ 505 mới được lực lượng cứu hộ lai dắt về. Thật đáng tiếc là việc cứu hộ HQ 505 đã không thành công.

Trên đường lai dắt HQ 505 về đất liền, tàu gặp bão và bị sóng đánh chìm. Khi tàu Mỹ Á ra tới vùng biển Cô Lin, Gạc Ma, tàu Đại Lãnh vẫn nằm trực ở đó, còn một số anh em chúng tôi sang tàu Mỹ Á và đi cùng các anh em phóng viên tới một số đảo nữa mới về lại đất liền".

Có một chi tiết thú vị mà ông Tâm kể cho chúng tôi nghe là trong hai người thợ lặn có trong bức ảnh khi lặn xuống thám sát tàu HQ 605, ngoài anh Thủy vốn là công nhân Xí nghiệp Liên hiệp trục vớt cứu hộ thì người kia (anh Tôn) nguyên là thợ lặn của lực lượng "người nhái" thuộc hải quân Việt Nam cộng hòa từng tham gia trong trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974.

Sau năm 1975, anh Tôn đi "học tập" về thì xin vào làm công nhân lặn của Xí nghiệp Liên hiệp trục vớt cứu hộ.

Sau chuyến đi ra Gạc Ma năm ấy, do công việc mỗi người một phương, ông Tâm không gặp lại nên không biết bây giờ ông Tôn ra sao.

30 năm qua kể từ ngày ra vùng biển Gạc Ma, ông Tâm cũng trải qua nhiều cương vị quan trọng trước khi về hưu, nhưng vùng biển Gạc Ma những ngày tháng ấy vẫn hoài thao thức trong tâm trí người thợ lặn kỳ cựu.

Người thợ lặn ở Gạc Ma năm ấy... - Ảnh 7.

Ông Tâm với kỷ vật chiếc mũ lặn chuyên nghiệp sau một đời gắn bó với nghề lặn biển - Ảnh: LÊ DỨC DỤC

Lặn như cái nghiệp

Với ông Nguyễn Trọng Tâm, nghề lặn đã vận vào đời ông như cái nghiệp.

Ông là một trong số ít thợ lặn (chỉ đếm trên đầu ngón tay) có thể lặn quá giới hạn (39,5m nước) trên công trường cầu Thăng Long của thập niên 1970, đầu những năm 1980 (lặn trụ móng công trình sâu hơn 50m nước), rồi sau này là hiệu trưởng trường đào tạo công nhân lặn, từng tham gia xây dựng hệ thống trụ móng chân đế nhà giàn DK1 đòi hỏi kỹ thuật và tay nghề lặn đặc biệt cao...

Bây giờ ở tuổi 71, ông Tâm vẫn thường tự mình tổ chức những chuyến đi lặn ở biển sâu, có khi đi cùng bạn bè, có khi đi thăm con cái ở nước ngoài, lặn ở những vùng biển đặc biệt.

Và chiếc mũ thợ lặn ông nâng niu đặt trang trọng trong phòng khách với ông là một kỷ vật đời người...

LÊ ĐỨC DỤC
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp