01/05/2018 12:28 GMT+7

Người thầy cần tự vấn trước, sau đó hãy nhờ tư vấn

SƠN THỊ PHÀ CA (Sóc Trăng)
SƠN THỊ PHÀ CA (Sóc Trăng)

TTO - Khi gặp sự cố học đường, người thầy cần "tự vấn" mình trước, sau đó nếu không thấy kết quả hãy tìm đến tư vấn.

Tưởng chừng đơn giản nhưng lại là một vấn đề rất tế nhị và phức tạp: góc khuất tâm lý giáo viên. Khi gặp tình huống sư phạm, người có kinh nghiệm, kỹ năng vững thì giải quyết, xử lý ổn thỏa, có lý có tình. Và ngược lại thì xử lý kém hiệu quả.

Một điều dễ nhận thấy qua các sự cố trong trường học là kỹ năng giao tiếp, ứng xử của nhiều giáo viên còn yếu. Nếu thầy chủ nhiệm ở Quảng Bình không nóng nảy, biết kiềm chế, không tát tai học trò (có hình xăm) giữa lớp thì có thể câu chuyện đau lòng trò đâm thầy đã không diễn ra.

Theo tôi, khi tuyển đầu vào sư phạm phải chọn lọc những người có khí chất điềm đạm, mực thước, hiền lành... Dù nguyên nhân gì chăng nữa (áp lực từ học sinh, phụ huynh; về chỉ tiêu, thi đua, soạn giáo án, lương bổng...) người thầy cũng không thể nóng nảy, mang trong mình những bức xúc, bực bội để rồi tìm mọi cách "trút" lên đầu học sinh.

Người thầy cũng cần "tự vấn" mình trước, sau đó nếu không thấy kết quả hãy tìm đến tư vấn. Vậy ai là người đủ trình độ, uy tín để tư vấn cho giáo viên? Đó là những thầy cô lớn tuổi, bậc cha chú có uy tín với đồng nghiệp, với học sinh. 

Có thể đó là hội giáo chức, những giáo viên về hưu vẫn còn tâm huyết với nghề, sẵn lòng chia sẻ, thấu hiểu và giúp giáo viên vượt qua những cú sốc tâm lý... Cũng có thể đó là lớp thầy cô đi trước, luôn quan tâm lớp trẻ kế thừa và cùng bàn bạc, tìm ra hướng giải quyết vấn đề tốt nhất.

Nhà trường nên thường xuyên tổ chức những buổi tập huấn cho giáo viên về cách tránh, giảm áp lực công việc cho bản thân (áp lực chủ quan) cũng như những áp lực từ ngoài tác động vào (khách quan). 

Một khi giáo viên tìm ra được nguyên nhân, tìm được những biện pháp giải quyết thỏa đáng thì vấn đề giải tỏa áp lực sẽ không còn gặp khó. Chỉ sợ những bức xúc cứ âm ỉ, chất chứa hàng ngày, hàng tháng mà không được "tháo ngòi nổ" thì nguy cơ dẫn đến những hành vi bột phát là điều không tránh khỏi.

Góc khuất tâm lý giáo viên nếu được soi rọi bằng những kinh nghiệm quản lý, bằng những cách làm khoa học sẽ có nhiều kết quả khả quan hơn.

Hơn một nửa giáo viên "hoang mang" khi công tác ngành sư phạm

TTO - Nhiều giáo viên thừa nhận họ thấy hoang mang khi công tác trong ngành, trong khi sinh viên sư phạm tâm sự 'không dám tự giới thiệu là đang học trường sư phạm'.

SƠN THỊ PHÀ CA (Sóc Trăng)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp