09/08/2023 17:32 GMT+7

Người tâm thần ở Hàn Quốc vung dao liên tục, lộ ra chuyện giấu bệnh vì xấu hổ với hàng xóm

Chính phủ Hàn Quốc tăng cường tiếp cận và chăm sóc sức khỏe tâm thần cho các bệnh nhân tâm thần để góp phần ổn định an ninh xã hội.

Lực lượng an ninh đặc biệt được bố trí tại ga Jamsil, quận Songpa, Seoul, nơi nhận được rất nhiều báo cáo về các vụ đâm dao - Ảnh: YONHAP

Lực lượng an ninh đặc biệt được bố trí tại ga Jamsil, quận Songpa, Seoul, nơi nhận được rất nhiều báo cáo về các vụ đâm dao - Ảnh: YONHAP

Những ngày gần đây, nhiều người dân Hàn Quốc luôn sống trong lo sợ khi hàng loạt vụ tấn công bằng dao tại nơi đông người, cũng như hàng chục cảnh báo về các vụ tấn công như thế này đã liên tục diễn ra.

Ngày 21-7, một người đàn ông 33 tuổi dùng dao tấn công vào đám đông ở khu vực ga Sillim, thủ đô Seoul khiến một người chết, ba người bị thương. Sau đó, một số vụ tấn công bằng dao ở nơi công cộng tái diễn, như vụ tấn công ở ga Seohyeon, tỉnh Gyeonggi hôm 3-8 khiến 14 người bị thương.

Đáng chú ý, hung thủ trong những vụ tấn công trên đều mắc bệnh tâm thần phân liệt nhưng đã ngừng điều trị. Giới chức cũng như người dân Hàn Quốc cũng lên tiếng yêu cầu điều chỉnh hệ thống điều trị và quản lý bệnh nhân tâm thần để có thể ổn định tình hình an ninh xã hội.

Trốn viện vì sợ điều tiếng

Theo Hãng thông tấn Yonhap, cứ ba, bốn người Hàn thì có một người mắc rối loạn tâm thần, nhưng chỉ khoảng 12,1% trong số họ được điều trị tại hệ thống trung tâm chăm sóc sức khỏe tâm thần do chính phủ điều hành.

Có đến 40% bệnh nhân tâm thần nặng điều trị ngoại trú chỉ sau vỏn vẹn một tháng nhập viện. Năm 2021, tỉ lệ người từ 15 tuổi trở lên điều trị bệnh tâm thần là 5.125 trên 100.000 người.  

Có nhiều ý kiến cho rằng các bệnh nhân tâm thần cũng như gia đình của họ thường e ngại khi đề cập đến các dạng bệnh tâm thần, hoặc khước từ điều trị nội trú do lo sợ sự kỳ thị từ xã hội. 

Hơn nữa, người dân Hàn Quốc vẫn còn thiếu nhận thức về các dạng bệnh tâm lý - tâm thần, các dịch vụ chăm sóc, điều trị bệnh nhân tâm thần vẫn chưa được phổ biến rộng rãi.

Bên cạnh đó, theo đạo luật về sức khỏe tâm thần được quy định trong Hiến pháp năm 2016 của Hàn Quốc, việc cưỡng chế một bệnh nhân nhập viện không tự nguyện có khả năng vi phạm nhân quyền của người này.

Việc nhập viện bắt buộc cần phải nhận được sự đồng ý của hai người giám hộ và một bác sĩ chuyên khoa. Chính vì thế, điều này đã vô tình trở thành "hòn đá cản đường" trong quá trình nhập viện và điều trị của các bệnh nhân tâm thần.

Cần nhanh chóng đưa ra phương án giải quyết

Theo tờ Donga, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol cho biết Văn phòng tổng thống và chính phủ nước này đang lên kế hoạch công bố các biện pháp chăm sóc sức khỏe tâm thần toàn diện vào nửa cuối năm nay.

Bộ Tư pháp Hàn Quốc cũng đang xem xét triển khai một hệ thống nhập viện và cách ly bắt buộc đối với những bệnh nhân mắc bệnh tâm thần nặng, có khả năng gây hại cho cộng đồng với sự tham vấn của Bộ Y tế và Phúc lợi nước này.

Trước đó, hôm 4-8, Bộ Y tế và Phúc lợi Hàn Quốc phối hợp với các bộ ngành liên quan thành lập một bộ phận đặc nhiệm để tiến tới các giải pháp nhằm giảm thiểu sự lo lắng của người dân trước một loạt vụ tấn công.

"Chúng tôi sẽ xem xét tổng thể về việc nhập viện đối với bệnh nhân tâm thần, cải thiện hỗ trợ điều trị ngoại trú để tăng hiệu quả việc điều trị cho các bệnh nhân tâm thần", đại diện Bộ Y tế và Phúc lợi giải thích.

Cảnh sát Hàn Quốc bắt nghi phạm lao xe, đâm dao chết ngườiCảnh sát Hàn Quốc bắt nghi phạm lao xe, đâm dao chết người

Ngày 3-8, cảnh sát Hàn Quốc cho biết đã xảy ra một vụ lao xe và đâm dao chấn động ở ngay thủ đô Seoul.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp