28/01/2024 08:50 GMT+7

Người phụ nữ 'hóa' nhật ký thay vàng mã cho chồng lễ tảo mộ cuối năm

Mỗi lần lên thăm mộ chồng, bà Mai chỉ mang theo hoa và một vài trang nhật ký. Bà nói trong đó là những lời thương nhớ gửi đến người bạn đời tri kỷ của mình.


Nhiều người đội mưa rét để đi tảo mộ người thân dịp cuối năm - Ảnh: HỒNG QUANG

Nhiều người đội mưa rét để đi tảo mộ người thân dịp cuối năm - Ảnh: HỒNG QUANG

"Anh ấy tinh tế, giàu tình cảm, rất thương tôi", bà Mai miêu tả người chồng quá cố bằng vài từ ngắn gọn giữa nỗi nghẹn ngào vì thương nhớ. Người phụ nữ 66 tuổi không nói nhiều, cũng không rời mắt khỏi phần mộ của chồng trong suốt buổi sáng cái rét cóng kèm cơn mưa phùn.

Người đáng lẽ hôm nay cùng bà tất bật không khí những ngày giáp Tết, lại đang nằm dưới nền đất kia.

Bà Mai vẫn giữ thói quen mang những trang nhật ký viết cho chồng trong những ngày ông hôn mê, để mang lên phần mộ rồi ngồi đọc.

Đọc xong, bà cũng "hóa" chúng đi để gửi nỗi nhớ về thế giới bên kia. Gần 2 năm qua, đã có hơn 500 trang nhật ký được nhắn gửi như vậy.

Những ngày cuối năm, nơi nơi đều là không khí sum họp, tất bật của những ngày giáp Tết. Nhưng đối với bà Mai hay nhiều gia đình khác, đây còn là dịp để họ tỏ lòng thương nhớ, hiếu kính đối với những người đã về thế giới bên kia.

Có những nỗi đau đã nguôi, có những nỗi nhớ như chỉ mới ngày hôm qua. Nhưng hơn hết, phong tục này như một lời nhắc nhở về sự trân quý cuộc sống và thời gian gắn bó giữa những người thân, thành viên trong gia đình là hữu hạn.

Người phụ nữ 'hóa' nhật ký thay vàng mã cho chồng lễ tảo mộ cuối năm- Ảnh 2.
Người phụ nữ 'hóa' nhật ký thay vàng mã cho chồng lễ tảo mộ cuối năm- Ảnh 3.
Người phụ nữ 'hóa' nhật ký thay vàng mã cho chồng lễ tảo mộ cuối năm- Ảnh 4.

Những người đi tảo mộ tự tay vun vén những gốc hoa tại mộ phần người thân trong ngày giáp Tết - Ảnh: HỒNG QUANG

"Mình chỉ mang hoa và những trang nhật ký"

Phần mộ ông Cường (chồng bà Mai) nằm ngay ngắn trong khu nghĩa trang, xung quanh thoảng mùi sương sớm hòa với nhang trầm.

Tháng chạp âm lịch đi về những ngày cuối, tiếng nói của những người đi tảo mộ bắt đầu râm ran như là âm thanh duy nhất của chốn yên tĩnh này.

Khác với cảnh đông đủ gia đình, bạn bè, bà Nguyễn Thị Hồng Mai chỉ lặng lẽ ngồi một mình bên mộ chồng, không muốn tiếp chuyện người lạ. Phía trên bia đá có hai lọ cúc vàng và một cành đào phai chớm nở.

Bà Mai cẩn thận chăm sóc những bông hoa bên mộ chồng - Ảnh: HỒNG QUANG

Bà Mai cẩn thận chăm sóc những bông hoa bên mộ chồng - Ảnh: HỒNG QUANG

Hơn 43 năm gắn bó, bà Mai kể họ phát hiện ông Cường bị u tụy trong những ngày đầu năm 2022. Trong quãng thời gian nằm viện, ông hôn mê sâu khoảng 1 tháng.

Đó cũng là lúc bà bắt đầu viết những trang nhật ký đầu tiên.

"Mình chỉ kỳ vọng khi anh tỉnh lại, sẽ được đọc cho anh nghe", bà Mai nghẹn ngào và cho hay đã có 5 cuốn nhật ký được viết như vậy, mỗi cuốn khoảng 120 trang.

Nhưng ông Cường mãi mãi không tỉnh dậy để nghe bà đọc tâm sự từ trong những trang giấy.

Những trang nhật ký được bà Mai mang đến mộ chồng để đọc cho ông nghe - Ảnh: HỒNG QUANG

Những trang nhật ký được bà Mai mang đến mộ chồng để đọc cho ông nghe - Ảnh: HỒNG QUANG

Từ ngày chồng mất, bà Mai giữ thói quen khi lên thăm mộ chỉ mang theo hoa và một số trang nhật ký. Đọc xong, bà đốt chúng thay cho việc hóa tiền vàng. "Mình đã bỏ tập quán hóa vàng vì tự nhận thấy không phù hợp", bà nói.

Được hỏi về lý do làm vậy, bà Mai lý giải ngắn gọn rằng bà coi ông Cường vừa là chồng, lại là tri kỷ.

Khi ông không còn, bà chỉ biết viết lên mọi suy nghĩ, tâm trạng, buồn vui qua những trang giấy để chia sẻ, thương nhớ. Mỗi lần mình viết xong, người phụ nữ cho rằng mình lại được thêm một lần nguôi ngoai để bước tiếp.

Người phụ nữ 'hóa' nhật ký thay vàng mã cho chồng lễ tảo mộ cuối năm- Ảnh 7.
Người phụ nữ 'hóa' nhật ký thay vàng mã cho chồng lễ tảo mộ cuối năm- Ảnh 8.
Người phụ nữ 'hóa' nhật ký thay vàng mã cho chồng lễ tảo mộ cuối năm- Ảnh 9.

Một khu bán hàng dành riêng cho những gia đình trang trí mộ phần. Mức giá dao động khoảng vài trăm nghìn đồng - Ảnh: HỒNG QUANG

Nhớ để thêm trân quý những phút giây còn bên nhau

Vội vã bê chậu hoa lên bậc thềm, anh M.T. nhanh tay vun vén chúng bên mộ phần của vợ. Góc nghĩa trang này, mỗi năm lại được anh vun thêm một khóm hoa mới, để thay thế cho những cây đã úa.

Đó là loài hoa có màu đỏ như lửa, không quá cao. Khi được hỏi, anh T. không biết tên của nó là hoa trạng nguyên, nhưng anh biết rằng đây là loài hoa mà người vợ đã qua đời rất thích.

Gần 10 năm qua, anh kiên nhẫn lên chăm sóc mộ phần của vợ trong ngày giỗ và dịp cuối năm. Dù đã có ý định đi bước nữa nhưng người đàn ông gần 40 tuổi nói sẽ không bao giờ từ bỏ thói quen này.

"Tôi nghĩ đó không phải là điều đặc biệt và ai ở trong hoàn cảnh này đều có trách nhiệm với người đã ra đi", anh nói.

Ở một góc nghĩa trang khác, bà Lựu (ở Hòa Bình) nói không cảm nhận được sự ra đi của người con trai duy nhất. Hằng năm, bà cùng những cô con gái và cháu ngoại luôn dành một ngày để qua đây "mời" anh về nhà ăn Tết.

Phong tục ấy được bà cho là để nhắc nhở con cháu trân quý hơn về những tháng ngày còn được sống, được gắn bó bên nhau. "Nếu không có cơn sốt đó, mọi chuyện có lẽ đều tốt đẹp", bà chợt nói khi khắc lại lý do người con trai đã ra đi mãi mãi ở năm 7 tuổi.

Chờ nén nhang tàn, bà Lựu hạ lễ rồi quay về. Sau lưng bà, dòng người vẫn hướng về khu nghĩa trang trong cơn mưa phùn giăng khắp lối. Chắc hẳn họ cùng chung một nỗi niềm mang cái Tết đến gần hơn, để ấm lòng người đã khuất.


Người phụ nữ 'hóa' nhật ký thay vàng mã cho chồng lễ tảo mộ cuối năm- Ảnh 12.
Người phụ nữ 'hóa' nhật ký thay vàng mã cho chồng lễ tảo mộ cuối năm- Ảnh 13.

Trong khi đó, gia đình bà Kiều Loan lại lựa chọn những cành bích đào đặc trưng của ngày Tết - Ảnh: HỒNG QUANG

Trẻ em được người lớn đưa theo dịp này để tưởng nhớ đến ông bà, tổ tiên và gắn kết truyền thống gia đình - Ảnh: HỒNG QUANG

Trẻ em được người lớn đưa theo dịp này để tưởng nhớ đến ông bà, tổ tiên và gắn kết truyền thống gia đình - Ảnh: HỒNG QUANG

Người phụ nữ 'hóa' nhật ký thay vàng mã cho chồng lễ tảo mộ cuối năm- Ảnh 15.
Người phụ nữ 'hóa' nhật ký thay vàng mã cho chồng lễ tảo mộ cuối năm- Ảnh 16.

Trời tiết mưa rét không thể cản bước nhiều gia đình đến với phong tục tốt đẹp trong ngày cận Tết - Ảnh: HỒNG QUANG

Cảnh sinh hoạt trong giá rét -3 độ C ở ngôi làng cao nhất Việt NamCảnh sinh hoạt trong giá rét -3 độ C ở ngôi làng cao nhất Việt Nam

Thôn Ngải Thầu (xã A Lù, huyện Bát Xát, Lào Cai) nằm ở độ cao chừng 2.000m. Những ngày này tiết trời rét cóng kèm mưa và sương mù.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp