14/05/2018 20:00 GMT+7

Người phụ nữ đầu tiên làm phim và góc khuất 'nữ quyền' của Cannes

NGUYỄN TUẤN
NGUYỄN TUẤN

TTO - Nằm trong hạng mục Cannes Classics, một hạng mục mới của Cannes, bộ phim tài liệu về người phụ nữ đã làm hàng ngàn bộ phim câm nhưng thế giới hoàn toàn quên lãng bà sẽ được trình chiếu.

Người phụ nữ đầu tiên làm phim và góc khuất nữ quyền của Cannes - Ảnh 1.

Poster bộ phim tài liệu Be natural: the untold story of Alice Guy-Blaché

Đó là bộ phim có tựa Be natural: the untold story of Alice Guy-Blaché.

Sinh ra cùng thời với Edison, với anh em nhà Lumière (những người đã phát minh ra điện ảnh), Alice Guy-Blaché là người đã viết và đạo diễn hàng ngàn bộ phim câm, là người phụ nữ đầu tiên dấn thân vào nghiệp điện ảnh đồng thời sở hữu hãng sản xuất phim lớn nhất ngoài Hollywood.

Người phụ nữ đầu tiên làm phim và góc khuất nữ quyền của Cannes - Ảnh 2.

Chân dung của Alice Guy-Blaché - người phụ nữ đầu tiên làm phim trong lịch sử

Ấy vậy mà mỉa mai thay, thế giới hoàn toàn quên lãng sự hiện diện của Alice Guy-Blaché cùng nhiều nữ đạo diễn đã đi tiên phong trong ngành công nghiệp điện ảnh.

Bộ phim tài liệu Be natural: the untold story of Alice Guy-Blaché sẽ cho thấy phụ nữ chưa bao giờ yếu thế hơn, thiếu sáng tạo hơn, mà câu chuyện ở đây lại quay trở về sự bất bình đẳng giới đang thực sự đáng báo động và là một trong những đại diện.

Người phụ nữ đầu tiên làm phim và góc khuất nữ quyền của Cannes - Ảnh 3.

Hội đồng giám khảo năm nay có 5 người là nữ

Sau 63 năm tồn tại, Cannes chỉ vinh danh duy nhất một bộ phim do nữ đạo diễn. The Piano của Jane Campion vẫn sẽ luôn là nhân chứng cho sự thờ ơ của liên hoan phim này dành cho nữ giới.

Khi mà liên hoan Sundance, liên hoan phim Tribecca năm nay đã có đến nửa số lượng phim tham dự là của phụ nữ, thì ở Cannes, vẫn chỉ có 3 phim do nữ đạo diễn thực hiện. Có những năm như 2012, không có bất kì nữ đạo diễn nào lọt vào danh sách tranh giải Cành Cọ Vàng.

Giám đốc nghệ thuật Thierry Fremaux luôn nói về "phẩm chất nghệ thuật" là tiêu chí hàng đầu để chọn phim chứ không phải về người làm phim. Nhưng có thể thấy rõ, dường như Cannes đang thiên về đàn ông.

Những cá tính mạnh mẽ như Lars von Trier, Gasper Noé… với những tác phẩm thiên về phô diễn nam tính và quyền lực của nam giới luôn được Cannes chào đón nhiệt liệt.

Người phụ nữ đầu tiên làm phim và góc khuất nữ quyền của Cannes - Ảnh 4.

Một giải đạo diễn xuất sắc nhất cho Sophie Coppola vào năm 2016 có lẽ an ủi phần nào, nhưng thử nhìn vào lịch sử của Cannes, ta thấy rằng bà chỉ là người thứ 2 sau nữ đạo diễn người Nga Yuliya Solntseva giành được giải thưởng này. Đây quả thực là một con số nghèo nàn.

Trên tờ Vulture, Campion đã tỏ thái độ rất sốc vào năm ngoái khi bà vẫn là người duy nhất có phim đoạt giải Càng cọ vàng "Quá dài! 24 năm! Vẫn không có ai! thật điên rồ".

Theo một nghiên cứu của một hãng Pháp, trong số 268 nhà làm phim giành được giải thưởng của Cannes thì chỉ có 11 người là phụ nữ.

Người phụ nữ đầu tiên làm phim và góc khuất nữ quyền của Cannes - Ảnh 5.

Nicole Kidman đã lên tiếng trong phát biểu mình vào năm ngoái, mỗi năm cô sẽ trao cho một nữ đạo diễn một cơ hội, đạo diễn nữ quá thiệt thòi so với nam giới trong khi những nữ đạo diễn giỏi không thề thiếu.

Tất nhiên, có thể nhiều người sẽ cho rằng ai làm phim giỏi hơn thì được thôi, nhưng nếu cơ hội không đến tay thì thật khó bảo rằng người đó giỏi hay không? Và rõ ràng, cơ hội đa phần đều đang dành cho nam giới.

Bộ phim tài liệu sẽ trình chiếu kể trên một lần nữa cho thế giới thấy họ đã quên mất phụ nữ làm phim từng tài giỏi như nào, từng là người đi tiên phong ra sao.

Người phụ nữ đầu tiên làm phim và góc khuất nữ quyền của Cannes - Ảnh 6.

Đạo diễn Jane Campion tại Cannes 1993

Liệu mọi thứ có sẽ khác như lời của Cate Blanchett? Sự thay đổi không thể diễn ra sau một đêm, hội đồng giám khảo đã đa dạng và nhiều nữ giới hơn và điều này sẽ làm cho chất lượng phim đa dạng hơn và sau thời gian có lẽ sẽ có sự khác biệt.

Nhưng có lẽ vẫn chỉ nằm ở hình thức như cách mà Thierry Fremaux nói về một cuộc diễu hành tôn vinh phụ nữ trong điện ảnh diễn ra tại Cannes năm nay. Cannes vẫn cổ hủ vào bảo thủ từ xưa đến giờ, nên sự thay đổi chắc chắn không thể nào có được một sớm một chiều.

Người phụ nữ đầu tiên làm phim và góc khuất nữ quyền của Cannes - Ảnh 7.
Phim Angel Face mà Lý Nhã Kỳ góp vốn bị chê tơi tả ở Cannes

TTO - Những lời đồn đại về việc Lý Nhã Kỳ tuyên bố là một trong những nhà sản xuất phim Angel Face với bông hồng Pháp Marion Cotillard cuối cùng cũng đã có lời giải đáp.

NGUYỄN TUẤN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp