14/08/2023 09:20 GMT+7

Người nuôi tôm ở thế yếu, dễ trắng tay

Dịch bệnh trên tôm hiện không chỉ ở môi trường nuôi mà đến từ con giống. Đặc biệt, tôm nhiễm EHP diện rộng nhưng thiếu kiểm soát từ cơ quan chức năng đang và sẽ gây nguy hại lớn cho người nuôi.

Thu hoạch tôm tại Công ty cổ phần thực phẩm Sao Ta, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Thu hoạch tôm tại Công ty cổ phần thực phẩm Sao Ta, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Lời tòa soạn: Một góc nhìn thẳng về những lý do khiến người nông dân nuôi tôm phải chịu nhiều rủi ro, thiệt thòi. Cần cách làm khác cho ngành tôm phát triển bền vững.

Nhiều mối nguy cho người nuôi tôm

Dịch bệnh trên tôm hiện rất nhiều là mối nguy hại. Nguồn tôm giống từ hầu hết trại giống ở Việt Nam hiện chung tình trạng là nhiễm EHP diện rộng (EHP là vi bào trùng tử và gây bệnh ở tôm do ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei gây ra).

Dịch này được phát hiện ở Việt Nam khoảng năm 2015, nhưng trong hơn một năm trở lại đây, dịch bùng phát ở hầu hết các tỉnh, nhiều nông dân trắng tay.

Sau nhiều lần thất bại, tôi đã mang tôm giống xét nghiệm, và phát hiện nguồn bệnh EHP từ tôm giống là chủ yếu, chứ không phải do môi trường nuôi.

Hiện có hai "lá bùa" bảo hộ người nuôi là hai chứng nhận "giấy chứng nhận tôm giống sạch bệnh" đến từ công ty bán giống và ngành chăn nuôi - thú y cấp. Vấn đề là chúng khó tin tưởng được, dù người cấp làm đúng quy định.

Cụ thể, theo phương thức thống kê hiện đại, giả sử 1 triệu con tôm giống có 1.000 con bị nhiễm EHP, thì phải lấy mẫu ngẫu nhiên đến 500.000 con mới có thể phát hiện một con nhiễm.

Nhưng theo quy định hiện hành, nếu bắt tôm đi xét nghiệm ngẫu nhiên để cho kết quả thì xác suất là 50 con sẽ bắt 20 con, nhưng đến 1 triệu con thì cũng chỉ bắt 27 con.

Không hiểu được tại sao lại có quy định khập khiễng như thế. Nếu 1 triệu con tôm giống nhưng quy định chỉ bắt ngẫu nhiên 27 con đi xét nghiệm thì không thể cho kết quả đáng tin cậy, thậm chí theo nguyên lý xác suất, hiệu quả của công tác xét nghiệm này gần như bằng 0.

Ngoài ra, phương pháp xét nghiệm cũng không đảm bảo. Theo quy định, trại giống phải xét nghiệm EHP khi xuất bán tôm, nhưng xét nghiệm loại bệnh này bằng phương pháp được chấp nhận và phổ biến hiện nay là RT-PCR lại không đủ nhạy.

Quy định trong quản lý ngành tôm hiện đã lạc hậu, không theo kịp tình hình dịch bệnh, thiếu cách nuôi bền vững, gần như không có quy định liên quan đến phát thải khí nhà kính...

Do đó, cơ quan chức năng cần sớm thay đổi, đặc biệt quy định lấy mẫu và cấp giấy chứng nhận. Làm được điều này mới hy vọng phát hiện dịch bệnh tôm giống, ngăn chặn bùng phát dịch diện rộng, làm khổ nông dân. 

Vai trò của cơ quan chức năng là rất lớn, do đó cần vào cuộc quyết liệt hơn nữa bằng việc tăng giám sát, kiểm tra đột xuất, thường xuyên xét nghiệm mẫu tôm, mẫu phân, nước tại ao tôm giống.

TS Nguyễn Thanh Mỹ (chủ tịch Tập đoàn Mỹ Lan)

TS Nguyễn Thanh Mỹ (chủ tịch Tập đoàn Mỹ Lan)

Trước "đối thủ" Ecuador, Nhà nước cần hành động trước

Ecuador - đối thủ xuất khẩu tôm của Việt Nam - trung bình một trại nuôi của họ 240ha, Việt Nam chỉ 3,5ha. Do đó, Ecuador nuôi tôm thẻ chân trắng nhưng theo phương thức quảng canh (như tôm sú), còn Việt Nam phải thâm canh. 

Ngoài ra, Ecuador thu hoạch tôm cỡ nhỏ, 50% sản lượng bán cho Trung Quốc, còn Việt Nam thu hoạch tôm cỡ 30 con/kg để xuất khẩu sang châu Âu, Mỹ...

Phải tăng liên kết để cùng nuôi trên một diện tích lớn, từ đó tạo thuận lợi hơn trong việc quản lý, tăng áp dụng khoa học kỹ thuật.

Ngoài ra, để tăng giá trị ngành tôm, chúng ta cần tăng chế biến sâu hơn nữa, đóng gói kéo dài hạn sử dụng, tăng áp dụng công nghệ để truy xuất nguồn gốc...

Nhưng giờ muốn áp dụng truy xuất nguồn gốc phải số hóa hạ tầng, dữ liệu, nhưng muốn số hóa phía Nhà nước cũng cần đầu tư.

Chưa kể, để truy xuất, nơi nuôi tôm phải có mã vùng nuôi, nhưng để có mã này thường khó khăn do liên quan đến yếu tố đất đai, trường hợp thuê đất nuôi cũng gặp khó.

Vì vậy, theo thứ tự, tầm quan trọng của các thành phần trong việc thúc đẩy ngành tôm phát triển là: Nhà nước, doanh nghiệp, nông dân, người tiêu dùng và nhà nghiên cứu. Trong đó, Nhà nước phải tiên phong.

Cụ thể, Nhà nước phải đầu tư trước hạ tầng, chính sách phải mở để tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người nuôi sáng tạo, phát triển.

Cẩn thận nguy cơ mất thị trường

Chuỗi giá trị tôm hiện nay: thức ăn lời khoảng 15%, con giống lời 25 - 30%, nuôi theo công nghệ hiện tại 20%, thương lái lời 3%, công ty chế biến lời 7%, phân phối tiêu thụ lời 30%.

Nuôi tôm phát thải nhiều khí nhà kính với 13 tấn CO2/tấn tôm. Để hạn chế, cần trồng đước trước khi nuôi tôm. Xử lý nước thải đầu ra sạch hơn nước đầu vào, nếu không nghề nuôi tôm sẽ tiếp tục gây ô nhiễm cả đồng bằng.

Không trồng đước hoặc phá đước nuôi tôm sẽ khiến việc xuất khẩu tôm có thể gặp khó trong tương lai gần do nhiều nước sẽ hạn chế nhập hàng nông thủy sản nếu diện tích nuôi trồng có được từ phá rừng, phát thải nhiều khí nhà kính.

TS NGUYỄN THANH MỸ (chủ tịch Tập đoàn Mỹ Lan)

Nuôi tôm, cá nhọc nhằn, chỉ mấy ông bán thức ăn toàn thắngNuôi tôm, cá nhọc nhằn, chỉ mấy ông bán thức ăn toàn thắng

Đến hẹn lại lên, vào mùa vụ nuôi chính, giá thức ăn tôm cá liên tục "nhảy múa", tăng chóng mặt khiến người nuôi lên bờ xuống ruộng, nợ nần chồng chất.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp