02/04/2018 14:41 GMT+7

Người nước ngoài phòng ngừa cháy nổ ở chung cư ra sao?

NGỌC ĐÔNG - HỒNG VÂN ghi
NGỌC ĐÔNG - HỒNG VÂN ghi

TTO - Câu nói quen thuộc “phòng cháy hơn chữa cháy” của Việt Nam đúng với bất kỳ quốc gia nào. Sau vụ cháy chung cư Carina Plaza khiến 13 người chết, nhiều người nước ngoài chia sẻ thực tế về phòng cháy chữa cháy (PCCC) ở nước họ.

Người nước ngoài phòng ngừa cháy nổ ở chung cư ra sao? - Ảnh 1.

Cư dân chung cư ở quận 7 (TP.HCM) trang bị phương tiện thoát hiểm - Ảnh: TỰ TRUNG

Khi đã xảy ra cháy nổ, mọi thứ sẽ bị thiêu rụi. Dù bạn có ở chung cư cấp thấp hay cấp cao, giàu hay nghèo thì tính mạng chúng ta là quan trọng nhất và cần được sự bảo vệ tốt nhất. Vì vậy, mọi người đều cần cảnh giác và chủ động phòng cháy trước khi nó xảy ra

Anh MANOJ SELVAM

* Anh MANOJ SELVAM (kỹ sư Ấn Độ):

Đừng để chuyện đã rồi

image001 trang 9 3(read-only)

Ở Ấn Độ, về lý thuyết, mọi thứ sẽ ổn nếu tòa nhà đảm bảo các quy định về an toàn phòng cháy, đồng thời có sự kiểm tra thường xuyên của cơ quan chức năng. 

Tuy nhiên, chất lượng tòa nhà sẽ kém đi nếu quá trình này có dính đến tiêu cực, tham nhũng... 

Để đảm bảo an toàn phòng cháy, tòa nhà phải được kiểm tra thường xuyên và cơ quan chức năng cần làm đúng phận sự của mình.

Thực tế là sau khi tòa nhà được xây xong, nhà đầu tư thường phủi tay, không thực hiện các biện pháp bảo trì hiệu quả nữa. 

Các cơ quan liên quan đến phòng cháy và an toàn cũng không nỗ lực để việc này được thực hiện. 

Họ cũng không tích cực triển khai diễn tập phòng cháy và an toàn cho người dân. Công tác sơ tán khi xảy ra thảm họa vẫn bằng những phương tiện thô sơ, lạc hậu có từ thế kỷ trước.

Tại Ấn Độ, tôi chưa gặp và cũng chưa nghe về các trường hợp người dân đi đấu tranh khi phát hiện tòa nhà mình ở không an toàn. Họ chỉ đi kiện khi cháy nổ đã xảy ra. 

Lúc đó, tất cả mọi người đều thương tiếc, xót xa..., nhưng khi mọi việc lắng xuống thì đâu lại vào đấy! Người ta vẫn bỏ qua những câu hỏi quan trọng như liệu nơi này có an toàn không và nếu không an toàn, chúng ta sẽ chấm dứt điều đó như thế nào?

* Ông THOMAS BISSELL (người Canada):

Dạy về PCCC từ nhỏ

thomas bissell hinh nay 3(read-only)

Ở Canada, quy định về xây dựng được đăng tải trên mạng, và các thanh tra thực thi luật rất nghiêm túc với công việc của họ. 

Tuy nhiên, cũng giống như bất kỳ nơi nào và hệ thống nào, chúng tôi cũng có những trường hợp phạm lỗi con người. Những người vi phạm luật xây dựng trong lĩnh vực PCCC có thể bị ở tù, nhưng thường là sẽ bị phạt. 

Cơ quan PCCC địa phương có trách nhiệm tiến hành các cuộc kiểm tra, nhưng cũng có các cơ quan khác như các thanh tra xây dựng làm việc độc lập hoặc phối hợp với các cơ quan PCCC.

Ở Việt Nam 4 năm, tôi thấy nhiều người không có kinh nghiệm chữa cháy. Ở Canađa, khi còn nhỏ, chúng tôi đã làm quen với chú gấu Smokey Bear - nhân vật luôn nói "chỉ có bạn mới ngăn được cháy rừng". 

Chúng tôi được học kỹ thuật "stop, drop and roll" (dừng lại, cúi thấp hoặc nằm xuống sàn khi có đám cháy và lăn để dập lửa nếu lửa bám vào người), được dạy phải "kiểm tra xem nắm cửa có nóng không trước khi mở" và "che miệng bằng khăn ướt và cúi thấp người" khi tháo chạy khỏi đám cháy...

* Ông JOSHUA STEWART (người Anh):

Nhiều người xem thường phòng cháy

joshua stewart 1-4 2(read-only)

Tôi sống tại căn hộ chung cư ở một thành phố lớn của Việt Nam, thường thấy nhiều người Việt vi phạm quy định

PCCC như: hút thuốc ở hành lang, trong thang máy! Vào ngày rằm, một số người không chịu xuống tầng trệt để đốt vàng mã ở những khu vực được thiết kế riêng mà đốt luôn trong nhà họ rồi để cửa mở khiến khói bay sang nhà hàng xóm. Lối thoát hiểm và các lối vào cũng chất đầy đồ linh tinh...

Năm ngoái, nước tôi xảy ra trận hỏa hoạn nghiêm trọng ở tòa nhà chung cư Grenfell Tower (London). Ngọn lửa bùng lên nhanh chóng do lớp vật liệu bao phủ bên ngoài kém chất lượng. 

Hậu quả là 71 người chết và 70 người bị thương, bảo hiểm phải chi trả 1 tỉ bảng Anh. Từ vụ cháy này, hội đồng địa phương phải cải cách cách thức xây dựng các tòa nhà cao tầng.

Đã có ý kiến cho rằng liệu có phải trận cháy ở Grenfell Tower là do người ta đã bỏ qua các quy định về an toàn cháy nổ hay không? Và có phải điều này xảy ra là vì cư dân của khu chung cư này chủ yếu là người nghèo? 

Tại Anh, nếu bạn dự tính xây một tòa nhà, bạn phải tuân thủ rất nhiều quy định, nếu không sẽ bị phạt hoặc bỏ tù, tùy mức độ vi phạm nặng nhẹ. Những chung cư cao tầng được thiết kế đặc biệt để có nguồn nước cho nhân viên cứu hỏa có thể tiếp cận dễ dàng.

Ngoài ra, các tòa nhà cũng phải diễn tập PCCC định kỳ và thông tin cho cư dân phương pháp thoát hiểm và các kiến thức chung. Nhân viên cứu hỏa định kỳ phổ biến cho người dân về những nguyên nhân tiềm ẩn có thể gây ra cháy và phải làm gì trong trường hợp khẩn cấp...

Về phía người dân, mỗi khi phát hiện ra nguy cơ hoặc điều gì đó không đúng, chúng tôi lên tiếng rất mạnh mẽ, đặc biệt là khi bạn sống trong khu căn hộ. Còn liên quan đến an toàn của người dân ở chung cư, cơ quan chức năng chịu trách nhiệm quản lý tòa nhà có trách nhiệm cao nhất.

* Ông JOHN LIM (người Singapore):

Dân chúng tôi tin cơ quan chức năng

john lim 1-4 3(read-only)

Ở Singapore, tôi từng làm việc trong ngành xây dựng và quản lý cao ốc. Quy định an toàn PCCC ở Singapore rất nghiêm ngặt, đặc biệt là đối với các tòa nhà cao tầng. 

Chúng tôi có Lực lượng phòng vệ dân sự Singapore (SCDF) để kiểm tra và duy trì các tiêu chuẩn an toàn của tất cả các cao ốc. 

Trước khi bất kỳ tòa nhà nào được đưa vào sử dụng, công trình đó phải được SCDF kiểm tra an toàn PCCC cực kỳ nghiêm ngặt. Không tòa nhà nào được phép đưa vào hoạt động nếu không đạt ở kỳ kiểm tra đó. 

Sau đó, SCDF sẽ kiểm tra đột xuất bất cứ khi nào để đảm bảo rằng tòa nhà an toàn. Các công ty quản lý tòa nhà vi phạm quy định an toàn sẽ bị phạt nặng.

Ngoài ra, theo quy định, ban quản lý các tòa nhà thương mại và văn phòng cũng phải tiến hành diễn tập PCCC mỗi năm cho nhân viên và người sử dụng tòa nhà. Do vậy mà hầu hết mọi người đều quen với các vấn đề an toàn cháy nổ. Nhìn chung, hệ thống của chúng tôi được duy trì tốt và người dân có niềm tin vào cơ quan chức năng trong việc đảm bảo an toàn cho họ.

Ông Ryo Yoshitaka (người Nhật):

Chúng tôi ý thức bảo vệ an toàn nơi ở

Tại Nhật, chung cư nơi tôi sống được đảm bảo về an toàn PCCC rất cao với đầy đủ các dụng cụ và bản chỉ dẫn để dùng trong các trường hợp khẩn cấp. Ngay từ khi còn bé, trẻ em Nhật đã được cha mẹ và nhà trường giáo dục về các kỹ năng thoát hiểm trong những tình huống nguy cấp, trong đó có hỏa hoạn.

Ngoài ra, bản thân chúng tôi cũng có ý thức bảo vệ an toàn cho nơi ở, tránh gây nguy hiểm cho cộng đồng, như luôn chú ý tắt bếp trước khi rời khỏi nhà, không đốt các loại giấy, báo trong căn hộ, không để đồ chắn các lối thoát hiểm...

Tại Việt Nam, tôi thấy nhiều chung cư không được đảm bảo về an toàn cháy nổ. Tại các chung cư trung bình - thấp, có lối đi chật hẹp, ẩm thấp, nhiều người chất đống các thùng mút, xốp ngay cầu thang...

Theo tôi, chính quyền địa phương nên kiểm tra chặt chẽ và có biện pháp xử lý thật nghiêm khắc đối với chủ các chung cư hoặc người sống trong chung cư không đảm bảo về an toàn PCCC, đồng thời mỗi năm nên tập huấn hai lần cho người dân cách xử trí khi có tình huống khẩn cấp xảy ra.

Trong mỗi căn hộ, cần trang bị thiết bị PCCC kèm theo hướng dẫn sử dụng và các bước xử lý khi có hỏa hoạn xảy ra.

BÌNH MINH ghi

NGỌC ĐÔNG - HỒNG VÂN ghi
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp