18/10/2017 17:44 GMT+7

Người Nhật chỉ cách để người Việt bán hàng không vô cảm

HOÀNG DUY
HOÀNG DUY

TTO - Các nhân viên bán hàng người Việt luôn lạnh lùng "vô cảm" khi bán hàng có lẽ có "di chứng" từ thời bao cấp và người Nhật khuyên phải thay đổi ngay.

Người Nhật chỉ cách để người Việt bán hàng không vô cảm - Ảnh 1.

Ông Fumio Kato- đại diện JICA trao đổi tại Tọa đàm ở Hội An - Ảnh: Hoàng Duy

Cảm nhận và lý giải trên được bà Hamada Haruko, Viện trưởng kiêm Tổng giám đốc Viện Nghiên cứu phát triển sản phẩm Nhật Bản M&D, đưa ra tại tọa đàm "Omotenashi - Chăm sóc khách hàng kiểu Nhật Bản", do Ban Quản lý Dự án Quảng Nam và Ban Hợp tác quốc tế thành phố Minamiboso - Nhật Bản phối hợp tổ chức tại Hội An, Quảng Nam sáng 18-10.

Trước mặt đông đảo nghệ nhân, thợ thủ công, chủ cơ sở sản xuất các làng nghề truyền thống, các doanh nghiệp kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ, nông sản Quảng Nam và Đà Nẵng, bà Haruko đã nhận xét rằng nhân viên bán hàng Việt Nam số đông tiếp xúc khách hàng với khuôn mặt vô cảm, có lẽ do di chứng của thời kỳ bao cấp.

Chính vì thế, theo bà Haruko, điều đó 'cần khắc phục ngay", thay vào đó là thái độ nồng hậu, thân thiện, hiếu khách nhưng cũng hết sức khiêm tốn trước khách hàng, đặc biệt là nụ cười phải thường trực trên môi. 

Trước khi mở cửa hiệu cần đảm bảo tất cả đều vệ sinh sạch sẽ, hàng hóa bày biện ngăn nắp, gọn gàng, giá bán đặt ở vị trí dễ nhìn, kho hàng đầy đủ…

Tham dự tọa đàm, ông Fumio Kato, Giám đốc Dự án JICA, bày tỏ hi vọng những vấn đề trao đổi sẽ được các chủ cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ, nông sản sẽ vận dụng phù hợp vào thực tiễn kinh doanh, góp phần tăng thu nhập cho người dân. 

Ông cũng cho biết JICA sẽ hỗ trợ Quảng Nam mở 2 cửa hàng kinh doanh theo kiểu Nhật tại Làng Lụa và tại số 35 đường Nguyễn Thái Học, Hội An.

Tọa đàm "Omotenashi - Chăm sóc khách hàng kiểu Nhật Bản" nằm trong chương trình dự án do JICA tài trợ từ năm 2016 đến 2018 với các hoạt động hiệu quả tại Quảng Nam.

Chẳng hạn như xây dựng trạm dừng nghỉ Bình An, mô hình về "chuỗi giá trị" từ sản xuất - chế biến - lưu thông  -tiêu thụ rau an toàn với "Cửa hàng nông dân" tại trạm dừng nghỉ Bình An.

Một số dự án khác gồm có nhà sơ chế rau an toàn đạt chuẩn  VietGAP của HTX Mỹ Hưng, cửa hàng rau sạch tại Tam Kỳ, cơ sở sấy bánh tráng Hương Huệ tại Bình Trị, Thăng Bình… 

Cúi đầu để khách trả nhiều tiền hơn, tại sao không?

TTO - Người Việt "sốc" và tranh luận không mệt mỏi trước sự cúi đầu chào khách của người Nhật. Vậy người Nhật nói gì về phẩm chất Omotenashi này? Và liệu các doanh nghiệp Việt có làm được?

HOÀNG DUY
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp