Ba lĩnh vực thiếu hụt nhiều nhất của nhóm người này là tiếp cận hệ thống an sinh xã hội, tiếp cận các dịch vụ nhà ở (bao gồm dịch vụ điện, nước và rác thải) và tiếp cận nhà ở có chất lượng và diện tích phù hợp...”. Đây là báo cáo từ cuộc điều tra nghèo đô thị (UPS-09) tại Hà Nội và TP.HCM được đưa ra trong hội thảo “Nghèo đô thị và phương pháp tiếp cận đa chiều trong giảm nghèo”, do Cục Thống kê TP.HCM tổ chức sáng 3-8 tại TP.HCM.
Theo kết quả điều tra, thu nhập bình quân của một người dân di cư chỉ bằng 5/6 mức thu nhập của dân thường trú (khoảng 2,4 triệu đồng/người/tháng), nhưng so với nhóm có hộ khẩu thì nhóm di cư lại chịu thiệt thòi hơn về giá cả và dịch vụ. Chẳng hạn, những người di cư thường phải chịu giá điện cao gấp ba lần do không ký được trực tiếp với đơn vị bán điện, phải mua điện thông qua chủ nhà.
Trong khi đó, người nghèo tại TP tiếp tục gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận với các dịch vụ về y tế, giáo dục. Tại TP.HCM có tới hơn 55% người không có bảo hiểm y tế, trong nhóm 20% hộ nghèo tỉ lệ không có thẻ bảo hiểm y tế do thiếu tiền là trên 37%.
Nếu so sánh với Hà Nội về chỉ số nghèo đếm theo từng chiều thiếu hụt càng thấy rõ những thiệt thòi của người nghèo tại TP.HCM. Ví dụ, thiếu hụt tiếp cận hệ thống an sinh xã hội tại Hà Nội là 37,8%, tại TP.HCM cao hơn với 53%; thiếu hụt trong tiếp cận y tế tại Hà Nội ở mức 7,8%, TP.HCM trên 13,5%; gần 27% người nghèo tại TP.HCM thiếu tiếp cận về giáo dục, trong khi tỉ lệ này ở Hà Nội chỉ 9,4%...
Bà Lê Thị Thanh Loan, quyền cục trưởng Cục Thống kê TP.HCM, cho biết: “Điều tra UPS-09 do Cục Thống kê Hà Nội và TP.HCM tiến hành từ tháng 9-2009 trên tổng số 3.349 cá nhân và hộ gia đình tại hai TP. Phạm vi điều tra không chỉ bó hẹp trong nghèo thu nhập mà tiếp cận nghèo đa chiều. Trong đó nhấn mạnh các vấn đề về an sinh xã hội như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và giáo dục. Các đối tượng nghèo chủ yếu là dân di cư, đây là những thành phần có đóng góp nhiều cho sự phát triển của TP nhưng còn chịu nhiều thiệt thòi”.
Theo ông Nguyễn Văn Xê - phó giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM, căn cứ vào tỉ lệ trượt giá từ đầu năm 2009 đến tháng 7-2011, chuẩn nghèo đặt ra thực chất đã bị mất giá trị thực. Chuẩn nghèo 12 triệu đồng/người/năm tại TP.HCM hiện so với trượt giá tiêu dùng chỉ còn khoảng 8-9 triệu đồng/người/năm. Sự phân hóa giàu nghèo sẽ ngày càng sâu sắc khi người nghèo không phải là nhóm hưởng lợi chính trong các biện pháp kích thích kinh tế.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận