16/05/2020 15:26 GMT+7

Người nghệ nhân già gần 90 tuổi lưu giữ hào quang của nghệ thuật đóng giày

DUYÊN PHAN
DUYÊN PHAN

TTO - Ở độ tuổi gần 90, ông Trịnh Ngọc vẫn tỉ mẩn, miệt mài và đầy đam mê với việc làm ra những đôi giày da bằng tay tại một tiệm giày nhỏ trên đường Lý Chính Thắng, quận 3, TP.HCM.

Người nghệ nhân già gần 90 tuổi lưu giữ hào quang của nghệ thuật đóng giày - Ảnh 1.

Người nghệ nhân già vẫn ngày ngày miệt mài bên những đôi giày da thủ công - Ảnh: DUYÊN PHAN

Nghề đóng giày thủ công ở Việt Nam hình thành cách đây vài chục năm, đã tạo nên không ít những thương hiệu nổi tiếng gắn liền với nhiều hộ gia đình ở Sài Gòn. Tuy nhiên, theo thời gian, giày nhập ngoại đổ bộ ồ ạt, khách hàng dần không còn thiết tha với những đôi giày thủ công vốn nổi tiếng về sự bền chắc và êm chân.

Đã có rất nhiều người thợ không thể tiếp tục sống được với nghề, nhưng nghệ nhân Trịnh Ngọc vẫn ngày ngày dành hết tâm huyết và thời gian của mình để làm ra những đôi giày thủ công.

14 tuổi, ông Ngọc phụ việc trong tiệm đóng giày Tây ở Campuchia. Khi tay nghề vững ông mở một tiệm giày tự mình làm chủ, tính đến nay ông Trịnh Ngọc đã có 70 năm trong nghề. Ngồi ngẫm lại ông Ngọc không nhớ nổi mình đã đóng bao nhiêu đôi giày cho các vị khách quý.

Trầm tư nhìn lại cả chặng đường dài gắn bó với nghề, ông Ngọc bảo: "Năm 1970 tôi trở về Việt Nam với hai bàn tay trắng, tôi lại bắt đầu lại từ con số 0. Nhưng cái duyên nợ của tôi với nghề đóng giày quá lớn, dù thế nào tôi vẫn quyết không từ bỏ, thế là ông trời đã mỉm cười với ông già này để có được tên tuổi như ngày hôm nay".

Ông Ngọc kể ông từng đóng giày cho cựu hoàng Campuchia Norodom Sihanouk, hoàng hậu, thái tử, công chúa và các hoàng thân. Ngoài ra, ở Việt Nam hiện tại, các nghệ sĩ nổi tiếng như Quang Linh, Hùng Cường, Thái Châu, Đàm Vĩnh Hưng... cũng tìm đến ông để có một đôi giày ưng ý.

"Tôi được bạn bè giới thiệu về tiệm giày của bác Ngọc. Từ Hà Nội tôi vào để nhờ bác đóng cho một đôi giày và ngồi nghe những câu chuyện bác kể chuyện thật sự rất thú vị. Tôi thích những thứ gì đó có hơi hướng hoài niệm, và tiệm giày này đúng là một địa điểm gây hứng thú với tôi" - anh Nhậm (28 tuổi) chia sẻ.

Gần 70 năm trong nghề, đôi lúc ông Ngọc cũng muốn nghỉ làm để có thời gian riêng cho bản thân, tuy nhiên cứ được vài hôm ông lại xách búa ra gõ vì nhớ nghề.

Dù có nhiều gợi ý là nên tăng giá đóng giày để xứng đáng với công sức bỏ ra ông vẫn từ chối. Bởi ông Ngọc luôn xem đóng giày là một nghệ thuật, không muốn mang ra để kinh doanh kiếm lời.

Cứ thế người nghệ nhân già vẫn ngày ngày gieo vào người khác sự hài lòng và tin tưởng với những đôi giày được thiết kế hợp thời và hợp cả túi tiền.

Người nghệ nhân già gần 90 tuổi lưu giữ hào quang của nghệ thuật đóng giày - Ảnh 2.

Khách đến sẽ được "đo no đóng giày" một cách cẩn thận - Ảnh: DUYÊN PHAN

Người nghệ nhân già gần 90 tuổi lưu giữ hào quang của nghệ thuật đóng giày - Ảnh 3.

Sau đó ông sẽ vẽ phác thảo kích cỡ và thêm thắt chi tiết nếu khách hàng có yêu cầu - Ảnh: DUYÊN PHAN

Người nghệ nhân già gần 90 tuổi lưu giữ hào quang của nghệ thuật đóng giày - Ảnh 4.

Anh Nhậm (28 tuổi) từ Hà Nội bay vào để được gặp, trò chuyện với nghệ nhân Trịnh Ngọc và đặt đóng một đôi giày - Ảnh: DUYÊN PHAN

Người nghệ nhân già gần 90 tuổi lưu giữ hào quang của nghệ thuật đóng giày - Ảnh 5.

Dù sức khỏe đã yếu nhưng ông Ngọc cho biết sẽ tiếp tục công việc này đến khi nào sức khỏe không cho phép nữa thì thôi - Ảnh: DUYÊN PHAN

Người nghệ nhân già gần 90 tuổi lưu giữ hào quang của nghệ thuật đóng giày - Ảnh 6.

Trong một căn phòng trên lầu 3 của căn nhà nhỏ, mọi thứ đều là ký ức, là kỷ niệm đối với người nghệ nhân già này - Ảnh: DUYÊN PHAN

Người nghệ nhân già gần 90 tuổi lưu giữ hào quang của nghệ thuật đóng giày - Ảnh 7.

Cẩn thận, tỉ mỉ đến từng đường may mũi chỉ - Ảnh: DUYÊN PHAN

Người nghệ nhân già gần 90 tuổi lưu giữ hào quang của nghệ thuật đóng giày - Ảnh 8.

Ở tuổi gần 90, ông Trịnh Ngọc vẫn miệt mài bên những đôi giày - Ảnh: DUYÊN PHAN

Người nghệ nhân già gần 90 tuổi lưu giữ hào quang của nghệ thuật đóng giày - Ảnh 9.

Mỗi ngày ông Ngọc chăm chút và cho ra đời một, hai đôi giày - Ảnh: DUYÊN PHAN

Người nghệ nhân già gần 90 tuổi lưu giữ hào quang của nghệ thuật đóng giày - Ảnh 10.

Ông Ngọc luôn xem đóng giày là một nghệ thuật, không muốn mang ra để kinh doanh - Ảnh: DUYÊN PHAN

Người nghệ nhân già gần 90 tuổi lưu giữ hào quang của nghệ thuật đóng giày - Ảnh 11.

Để làm ra một đôi giày thủ công phải trải qua hơn 10 công đoạn - Ảnh: DUYÊN PHAN

Người nghệ nhân già gần 90 tuổi lưu giữ hào quang của nghệ thuật đóng giày - Ảnh 12.

Phom giày của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng vẫn đang được ông lưu giữ - Ảnh: DUYÊN PHAN

Người nghệ nhân già gần 90 tuổi lưu giữ hào quang của nghệ thuật đóng giày - Ảnh 13.

Ngày ngày trên lầu 3 của căn nhà vẫn đều đều tiếng máy may của người thợ già - Ảnh: DUYÊN PHAN

'Huyền thoại graffiti lai Việt - Pháp' vẽ tranh tôn vinh bác sĩ chống dịch

TTO - Cyril Kongo, họa sĩ graffiti mang dòng máu Việt, vẽ tác phẩm graffiti khổng lồ, sặc sỡ ở bệnh viện Lariboisière (Paris, Pháp) để mang lạc quan đến cho mọi người.

DUYÊN PHAN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp