
Lực đẩy lớn từ hạ tầng tỉ USD đã và đang tạo sức nóng cho thị trường bất động sản khu Đông TP.HCM
Sức bật mạnh mẽ cho bất động sản khu Đông
TP.HCM được chia thành 5 khu vực phát triển, gồm Nam - Tây - Tây Bắc - Đông và trung tâm. Hơn một thập kỷ qua, không ngẫu nhiên khi khu Đông TP.HCM vươn lên như vũ bão vì các chiến lược hạ tầng quan trọng của TP.HCM và quốc gia đều tập trung cho khu vực này.
Các công trình trọng điểm luôn "đi trước một bước" và đã hoàn thiện như metro số 1, cao tốc TP.HCM - Long Thành kết nối vùng miền Trung, bến xe Miền Đông Mới, Đại lộ Phạm Văn Đồng, Võ Văn Kiệt, hầm Sài Gòn, cầu Thủ Thiêm 1-2... mở toang kết nối khu vực với trung tâm.
Các đại công trình đang ráo riết triển khai như sân bay quốc tế Long Thành, Vành đai 3, nút giao thông An Phú, mở rộng đường Nguyễn Thị Định, Đỗ Xuân Hợp, tuyến đường Liên Phường kết nối quận 9 cũ với An Phú - Thảo Điền sắp hoàn thiện trong năm 2025.
Thủ Đức tại khu Đông cũng là nơi đầu tiên áp dụng mô hình thành phố trong thành phố. Là hạt nhân dẫn đầu đóng góp 30% GDP toàn thành phố, tương đương 7% GDP cả nước, Thủ Đức khẳng định vai trò và sức bật khổng lồ của khu vực này.
Thêm vào đó, thông tin sáp nhập tỉnh - thành khiến khu Đông TP.HCM nóng lên từng ngày. Khu Đông cũng khẳng định vị thế tâm điểm, giá nơi đây sẽ tăng theo cấp số nhân xứng tầm với vai trò mới.

Căn hộ trung tâm khu Đông TP.HCM tăng giá mạnh trong vòng 5 năm qua
Giá nhà không ngừng biến thiên
Bốn năm trước, chị Nhi có cơ hội mua căn hộ tại quận 2 (cũ) với mức giá 65-75 triệu/m2 nhưng từ chối do đánh giá "đắt đỏ". Sau đó, chị xuống vùng ven mua một dự án giá khoảng 40 triệu/m2.
"Hiện nay, căn hộ quận 2 đã tăng lên 130 triệu/m2, vượt ngoài tưởng tượng của tôi. Giờ có đủ tài sản tích lũy, muốn mua lại thì đã không còn khả năng" - chị Nhi tiếc nuối.
Chuyện của chị Nhi là thực trạng chung của rất nhiều khách hàng và nhà đầu tư.
Bất động sản trung tâm luôn có giá cao hơn mặt bằng chung, song khả năng thanh khoản và tỉ lệ tăng giá luôn dẫn đầu bởi trúng nhu cầu thực, nhất là các khu vực được đầu tư đặc biệt về hạ tầng và tầm nhìn quy hoạch như khu Đông.

Biểu đồ nguồn cung mới và lượng tiêu thụ căn hộ TP.HCM
Theo One Housing (Techcombank), trong năm qua, giá căn hộ khu Đông đạt trung bình 18,3%, cao hơn 3,2% toàn thị trường. 40% căn hộ ở khu vực này thuộc phân khúc hạng sang và siêu sang. Dù giá cao, song nguồn cung mới vẫn đạt 100% tiêu thụ trong bối cảnh khan hiếm.
Tiêu biểu, toàn bộ giỏ hàng của phân khu cao tầng Masteri Grand View thuộc khu đô thị The Global City đã giữ chỗ thành công ngay khi ra mắt. Hiện nay, còn rất nhiều khách hàng đang có nhu cầu đặt mua mới song phải chờ đợi phân khu sau.
Theo tin mới nhất, sắp tới Masterise sẽ ra mắt phân khu căn hộ tiếp theo trên mặt tiền đường Liên Phường, dự kiến tiếp tục tạo sóng mới do trúng điểm rơi chu kỳ vàng của thị trường.

Các dự án cao tầng trong khu đô thị bài bản có dư địa tăng giá mạnh, "hút hàng" ngay từ khi ra mắt
Tiếp lực cho người mua nhà, từ đầu năm đến nay, lãi suất tiết kiệm điều chỉnh ổn định trong khi đó lãi suất vay mua nhà đang chứng kiến cuộc rượt đuổi ưu đãi.
Trong tháng 4, các ngân hàng thương mại tiếp tục điều chỉnh giảm mức lãi vay mua nhà dao động từ 3-8% phục vụ mục tiêu kích cầu, tạo điều kiện cho khách hàng mạnh dạn săn mua bất động sản trước khi giá bán tăng cao.
Nhìn về dài hạn, đầu tư căn hộ vẫn là kênh tối ưu và an toàn nhờ có lợi nhuận gộp từ cả tăng giá và cho thuê. Công bố của batdongsan.com.vn ngày 2-4 cho biết 10 năm qua, mỗi 1 đồng bỏ ra mua căn hộ, nhà đầu tư sẽ thu về ít nhất 3 đồng tiền lãi khi các kênh khác chỉ là 1:1.3.
Trong đó, các dự án khu đô thị phát triển mô hình trung tâm mới tại khu Đông dự báo có tỉ suất sinh lời hàng đầu.
Mô hình này đáp ứng được hệ sinh thái toàn diện vừa an cư, vừa giao thương, dịch vụ, vui chơi, giải trí kéo theo làn sóng di dân khổng lồ, từ đó khiến giá bán - giá thuê đều tăng cao vượt trội so với căn hộ đơn lẻ.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận