23/01/2018 12:44 GMT+7

Người Mông giã bánh giầy đón Tết

HÀ THANH - DƯƠNG LIỄU
HÀ THANH - DƯƠNG LIỄU

TTO - Phải gần một tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán là tết cổ truyền của dân tộc, nhưng dịp này sắc xuân đã về với bà con dân tộc Mông ở tỉnh Sơn La.

Thi giã bánh giầy đón Tết - Video: DƯƠNG LIỄU

Những ngày đầu tháng Chạp, trên mọi sườn núi bạt ngàn màu trắng của hoa mơ, hoa mận báo hiệu sắc xuân về trên từng nếp nhà, trên váy áo sặc sỡ. Những ngày này, bà con vùng cao người Mông nghỉ lên nương, lên rẫy, ở nhà vui xuân, đón tết sau một năm làm lụng vất vả.

Trên mọi sườn núi bạt ngàn màu trắng của hoa mơ, hoa mận báo hiệu tết cận kề, sắc xuân về trên từng nếp nhà, trên váy áo, về trên nét mặt tươi vui của thanh niên trai gái đi trẩy hội.

Người Mông ăn tết vào những ngày đầu tháng Chạp, kéo dài trong ba ngày. Tại bốn bản vùng cao của dân tộc Mông (xã Chiềng Lao, huyện Mường La, tỉnh Sơn La), đã 4 năm nay, năm nào bà con cũng họp nhau lại tổ chức hội thi giã bánh giầy.

Dù ngày tết có nhiều sản vật thơm ngon từ các vùng miền, song người Mông ở trên rẻo cao Tây Bắc vẫn luôn gìn giữ tục lệ giã bánh giầy là đặc trưng riêng của dân tộc để thờ cúng tổ tiên trong ngày Tết.

Từ sáng sớm, đàn ông trai tráng trong vùng chuẩn bị dụng cụ thi giã bánh, phụ nữ chọn nếp nương trắng, hạt to đều, thơm mùi mới để khi đồ lên mới cho nếp dẻp. 

Người Mông giã bánh giầy đón Tết - Ảnh 2.

Đàn ông có sức vóc, dẻo dai mới được chọn giã bánh giầy - Ảnh: HÀ THANH

Đàn ông có sức vóc, khỏe mạnh, nhanh tay, khéo léo được chọn giã bánh. Giã xong, các mẹ các chị lấy lòng đỏ trứng gà xoa tay để nặn bánh giầy tròn đầy, tượng trưng cho trời đất, cho sự no đủ.

Hội nào làm được bánh giầy vừa dẻo, vừa thơm, vừa đẹp thì sẽ được thưởng. Phần thưởng là những tràng vỗ tay của đồng bào, là mâm bánh giầy thơm vừa được giã xong từ bàn tay khéo léo của người dân.

Anh Mùa A Hái (30 tuổi) có sức vóc được lựa chọn để giã bánh giầy. A Hái cho biết phải chọn nếp ngon, dẻo mới giã được ngon, đẹp. "Tết năm nào cũng thi giã bánh giầy, vui lắm. Từ xưa các cụ ăn sớm hơn dân tộc Kinh, dân tộc Thái rồi", A Hái nói.

Xúng xính váy áo mới đi hội, chị Bùi Thị Dịa (bản Đán Én, xã Chiềng Lao) thích thú với trò chơi pov pol (còn gọi là ném cò). Chị Dịa chia sẻ: "Tết vui lắm, đi đánh cò, làm bánh giầy. Tết này có ý nghĩa rất quan trọng với dân tộc mình. Qua một năm làm việc mệt nhọc, mọi người luôn mong chờ ngày Tết để được vui chơi thoải mái, gặp mặt bạn bè, gặp người thân".

Trong ngày hội tết, trai gái thi bắn nỏ, kéo co hay đánh quay, không khí xuân rộn ràng, những bộ váy áo sặc sỡ như tô điểm thêm cho không khí xuân đầy màu sắc trong ngày hội lớn của đồng bào dân tộc Mông.

Người Mông giã bánh giầy đón Tết - Ảnh 3.
Người Mông giã bánh giầy đón Tết - Ảnh 4.

Bột dẻo, giã nhuyễn, nóng hôi hổi nhờ cánh tay vạm vỡ của đàn ông trai tráng - Ảnh: HÀ THANH

Người Mông giã bánh giầy đón Tết - Ảnh 5.
Người Mông giã bánh giầy đón Tết - Ảnh 6.

Bàn tay khéo léo của người phụ nữ nặn cho bánh giầy thật tròn, thật đẹp - Ảnh: HÀ THANH

Người Mông giã bánh giầy đón Tết - Ảnh 7.

Một mâm bánh giầy tràn đầy là sản phẩm của 3 giờ đồng hồ thi thố - Ảnh: HÀ THANH

Người Mông giã bánh giầy đón Tết - Ảnh 8.

Những người có chức sắc trong bản được làm ban giám khảo, đánh giá độ dẻo dai, nhuần nhuyễn của bánh giầy - Ảnh: HÀ THANH

Người Mông giã bánh giầy đón Tết - Ảnh 9.

Bánh giầy tròn đầy là món ăn không thể thiếu được trong mâm cỗ tết của bà con người Mông - Ảnh: HÀ THANH

Người Mông giã bánh giầy đón Tết - Ảnh 10.

Tết đến, xuân về, trai gái xúng xính váy áo sặc sỡ đón tết - Ảnh: HÀ THANH

Người Mông giã bánh giầy đón Tết - Ảnh 11.

Trẻ em được bố mẹ cho đi vui xuân

Người Mông giã bánh giầy đón Tết - Ảnh 12.

Còn chị em phụ nữ với váy áo mới thẹn thùng khi được chụp ảnh trong ngày Tết - Ảnh: HÀ THANH

HÀ THANH - DƯƠNG LIỄU
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp