15/05/2005 19:16 GMT+7

Người mẫu chưa có trong danh mục nghề nghiệp!

Theo Thể Thao và Văn hóa
Theo Thể Thao và Văn hóa

Bộ LĐTB&XH cho biết người mẫu không hề có tên trong danh mục các ngành nghề được đào tạo của Bộ (mặc dù hoạt động này đã xuất hiện ở VN từ năm 1989).

Y06eHJCN.jpgPhóng to
Các người mẫu trong đêm lễ hội "Nhịp điệu áo dài" tại TPHCM, 1-5 - Ảnh: T.T.D.
Bộ LĐTB&XH cho biết người mẫu không hề có tên trong danh mục các ngành nghề được đào tạo của Bộ (mặc dù hoạt động này đã xuất hiện ở VN từ năm 1989).

Lập luận của Ban Tiêu chuẩn nghề là: "nghề ngiệp" là đặc trưng loại hình hoạt động trong hệ thống phân công lao động xã hội; là tổng hợp các hiểu biết và thói quen trong lao động mà con người tiếp thu được thông qua đào tạo, học tập chuyên môn hoặc tích lũy kinh nghiệm thực tiễn. Hơn nữa, đã là nghề thì phải…gắn với một chức danh nhất định chứ không thuần túy chỉ là một kỹ năng!

Trong khi đó, trong bảng danh mục các ngành nghề VN do Tổng cục Thống kê biên soạn (từ năm 1999) và danh mục các nghề nghiệp của Tổ chức Lao động thế giới ISSO thì nghề người mẫu đã có tên.

Ông Nguyễn Quang Đại (Phó ban tiêu chuẩn nghề, Bộ LĐTB&XH) nhấn mạnh: luật lao động không cấm nghề người mẫu, xã hội cũng không phủ nhận. Tuy nhiên, vì chưa được tổ chức và đào tạo nên hoạt động người mẫu vẫn chưa được hợp pháp hóa. Do vậy, nếu thiết kế được một chương trình đào tạo có trường lớp, tuyển sinh liên tục theo đúng quy định của Bộ GD&ĐT thì nghề này sẽ được công nhận.

Tuy nhiên, bộ khung chương trình thế nào thì mấy năm nay các nhà quản lý, hoạt động văn hóa vẫn loay hoay chưa tìm ra. Mặc khác, lâu nay hoạt động người mẫu vốn được coi là một dạng lao động giản đơn.

Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) xếp hoạt động này vào nhóm thứ 5, tức là nhóm nghề lao động thô sơ chỉ cần trình độ đào tạo sơ cấp. Thậm chí còn chỉ rõ những nhiệm vụ mà người mẫu phải làm, như: mặc quần áo kiểu mới hoặc hiện hành, hoặc do khách yêu cầu; đi lại, xoay người và trình diễn dáng kiểu và các đặc điểm khác cho lợi nhất; làm mẫu cho chụp ảnh nghệ thuật, điêu khắc, làm phim quảng cáo và thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan…

Vậy thì việc đào tạo dài hạn (từ 1 năm trở lên) và liên tục liệu có cần thiết? Hơn nữa, cũng phải lường trước nguy cơ sẽ có hàng tá người mẫu thất nghiệp nếu cứ liên tục tuyển sinh và đào tạo ồ ạt!

Và trong khi người mẫu chưa được công nhận là một nghề trong bảng danh mục của Bộ LĐTB&XH thì một số cơ sở tư nhân vẫn tổ chức mở lớp đào tạo người mẫu, người mẫu vẫn được kí hợp đồng lao động. Sắp tới một Pháp lệnh đang được soạn thảo, dự kiến sẽ bổ sung điều khoản người dưới 18 tuổi không được tham gia hoạt động biểu diễn thời trang.

* Sẽ thành lập Hiệp hội người mẫu và thiết kế thời trang

Theo Thể Thao và Văn hóa
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp