27/02/2020 14:59 GMT+7

Người lao động chật vật vì dịch COVID-19

KIM ANH - VŨ THỦY
KIM ANH - VŨ THỦY

TTO - Những ngày này, nhiều lao động tại TP.HCM đang chật vật với công ăn việc làm bị ngưng trệ. Trong đó không ít người phải tìm đến những tiệm cầm đồ để thế chân những món đồ có giá trị nhằm có tiền trang trải cuộc sống.

Người lao động chật vật vì dịch COVID-19 - Ảnh 1.

Học trò không đến trường, các cô giáo một trường mầm non tận dụng khu vực trước cổng trường bán nước, giày dép để có thêm thu nhập trang trải cuộc sống - Ảnh: V.THỦY

"Học trò không đến trường, tôi biết bán cho ai? Mấy ngày nay đi xin giúp việc nhà cũng khó vì nhiều người không dám thuê người lạ đến nhà, ai cũng dè chừng và phòng chống dịch bệnh" - chị Lê Thị Nga, người chuyên bán đồ ăn sáng phục vụ học sinh, cho hay.

“Hi vọng mùa dịch bệnh qua mau để còn đi làm lại mà sống.

Chị MỘNG TUYỀN

Cuộc sống bấp bênh

Thường ngày, chị Nga thuê một góc nhỏ mặt tiền gần một trường tiểu học tại quận 7 để bán hàng ăn. Ban đầu, dù trường đóng cửa chị cũng mở bán, nhưng chỉ được tuần đầu rồi phải nghỉ vì quá ế. Chồng chị là anh Tùng, làm thợ hồ, cũng không có việc làm đầu năm.

"Tháng giêng mấy ai xây dựng, nên thường tháng này ổng phụ tui bán quán ăn, nay cả hai cùng thất nghiệp. Tiền chợ hằng ngày cũng không còn. Không biết đến khi nào mới hết dịch bệnh..." - chị Nga thở dài.

Công việc chạy taxi của anh Mạnh Hưng (Q.4) bị ảnh hưởng bởi lượng khách đi lại dạo gần đây ít hẳn. Hằng ngày, trong lúc chờ khách, anh phụ vợ bán hủ tiếu trước con hẻm nhà mình. "Chúng tôi đỡ thuê nhân công phụ việc như trước đây, giảm được phần chi phí" - anh Hưng cho biết.

Nhiều lao động tự do tại những cơ sở sản xuất nhỏ hay lao động tự do làm cho các công ty tổ chức sự kiện cũng bị lao đao.

Anh Trung Hải làm tại một công ty chuyên tổ chức sự kiện cho biết những năm trước sau tết thường có rất nhiều hợp đồng quảng bá các sản phẩm, nhưng cả tháng nay hầu như không có sự kiện nào được diễn ra vì phòng chống dịch bệnh COVID-19.

"Phần lớn các công ty truyền thông sự kiện cho nhân sự làm việc tại nhà để giảm chi phí ở văn phòng. Còn những lao động thời vụ thì xem như thất nghiệp hoàn toàn" - anh Hải chia sẻ.

Nghĩ cách khác để mưu sinh

Buổi trưa trời nóng bức, hai cô giáo mầm non tại một ngôi trường nằm ngay quốc lộ 1 (Q.12) che một cái dù nhỏ ngồi bán nước sâm ngay trước cổng trường. Một cái biển nhỏ đề "Nước sâm 5.000 đồng".

Phương, cô giáo trẻ mới vào nghề cách đây 7 tháng, kể: "Sau tết đứng lớp được chừng 2 ngày thì học sinh được cho nghỉ tới giờ, trường đóng nên tôi cùng với mấy cô giáo bàn nhau bán nước sâm, bán nước rửa tay và bán cả giày dép vào buổi chiều để có thu nhập".

Lương tháng chừng 6 triệu, "tết xong mẹ còn phải cho tiền mua vé đi vô lại" nên được nghỉ đợt này Phương không về nhà, mà ở lại tự xoay xở.

"Nước sâm này là cô hiệu phó của trường nấu cho chúng tôi đứng bán, ngày chừng 30-40 chai. Vốn cũng là cô hiệu phó bỏ ra, cô vừa đi chợ mua nguyên liệu vừa nấu luôn, các cô chỉ đứng bán" - cô Phương chia sẻ.

Trường có khoảng 14 cô giáo thì phần lớn các cô đã về nhà, chỉ có chừng 5 cô nhà xa ở lại. Các cô giáo ở đây được nhà trường sắp xếp ở ngay trong trường, không phải tốn tiền thuê nhà nên cũng bớt được nhiều khó khăn.

"Học trò không đi học, trường không có nguồn thu nên chúng tôi cũng không có yêu cầu gì với nhà trường. Chỉ mong dịch bệnh qua mau, mọi việc ổn định để học trò lại đến trường" - cô Phương nói thêm.

Lễ Tình nhân mùa dịch corona: nhiều cặp đôi hò hẹn... năm sau Lễ Tình nhân mùa dịch corona: nhiều cặp đôi hò hẹn... năm sau

TTO - 14-2 năm nay thật khó để các cặp đôi lên kế hoạch "hợp tình hợp lý" trong mùa dịch bệnh vì virus corona.

KIM ANH - VŨ THỦY
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp