12/07/2023 18:42 GMT+7

'Người khổng lồ văn chương' Milan Kundera qua đời

Nhà văn Milan Kundera - một trong những tiểu thuyết gia có ảnh hưởng nhất thế kỷ 20, tác giả 'Đời nhẹ khôn kham' - qua đời hôm 11-7 ở tuổi 94.

Nhà văn Milan Kundera, 'người khổng lồ' của văn chương thế giới - Ảnh: Getty Images

Nhà văn Milan Kundera, 'người khổng lồ' của văn chương thế giới - Ảnh: Getty Images

Theo tin tức từ báo chí phương Tây, Milan Kundera qua đời tại Paris, Pháp. Thông tin do thư viện Moravian ở Brno, Cộng hòa Czech, cung cấp cho báo chí. Lâu nay, Milan Kundera sống kín tiếng, ít khi tiếp xúc với truyền thông hay công chúng.

Trong thông báo về sự ra đi của "", thư viện Moravia viết: "Milan Kundera, một tác giả người Pháp gốc Czech và là một trong những tác giả được dịch thuật nhiều nhất thế giới, đã qua đời vào ngày 11-7-2023 tại căn hộ của ông ở Paris".

Vĩnh biệt Milan Kundera vĩ đại

Theo Hãng tin AP từ Pháp, tin tức được báo chí Cộng hòa Czech đăng tải đầu tiên. Milan Kundera là nhà văn gốc Tiệp Khắc (còn được coi là gốc Czech). Ông sống lưu vong ở Pháp từ năm 1975, có quốc tịch Pháp từ năm 1981. Từ năm 2019, ông có thêm quốc tịch Czech.

Trong đời sống, Milan Kundera như có hai cuộc đời: nửa đầu tiên ở Tiệp Khắc và nửa còn lại ở Pháp. Về khía cạnh văn chương, ông tự coi mình là một nhà văn Pháp và khẳng định tác phẩm của mình cần được nghiên cứu như là văn học Pháp.

Nhà văn Milan Kundera vào năm 1967, khi ông 38 tuổi - Ảnh: AP

Nhà văn Milan Kundera vào năm 1967, khi ông 38 tuổi - Ảnh: AP

Tác phẩm nổi tiếng nhất của Milan Kundera là The Unbearable Lightness of Being (có bản dịch tiếng Việt mang tên Đời nhẹ khôn kham). Đan xen các chủ đề về tình yêu và sự lưu vong, chính trị và mang tính cá nhân sâu sắc, tiểu thuyết của Kundera được giới phê bình tán thưởng, giúp ông có được lượng độc giả rộng rãi là người phương Tây.

Theo CNN, phong cách văn chương của Milan Kundera cũng đan xen giữa sự dí dỏm, hài hước và những cuộc tranh luận triết học sâu sắc, những mô tả châm biếm về cuộc sống.

Nhà văn Milan Kundera sinh ngày 1-4-1929 tại Brno, Tiệp Khắc. 

Ông thuộc thế hệ có ảnh hưởng bao gồm các nhà văn, nhà làm phim và trí thức Tiệp Khắc, gốc Tiệp Khắc trưởng thành trong những năm hỗn loạn sau Thế chiến 2. Tại Tiệp Khắc, ông cũng viết cuốn tiểu thuyết đầu tay của mình, The Joke (1967).

Sau khi sang Pháp sống lưu vong, ông tiếp tục miệt mài sáng tác và sự nghiệp văn chương của ông mới thực sự nở rộ. 

Ông xuất bản ba tác phẩm lớn nhất của mình là The Book of Laughter and Forgetting (Sách cười và lãng quên), The Unbearable Lightness of Being (Đời nhẹ khôn kham) Immortality (Sự bất tử). Cả ba đều đã có bản dịch tiếng Việt, cùng một số cuốn sách khác.

Là người rất tin tưởng vào , ông cho rằng thể loại này nên được công nhận là một loại hình nghệ thuật của riêng nó. Kundera cũng dần trở nên ngày càng kỹ lưỡng và bảo vệ tác phẩm của mình. Ông nổi tiếng với việc xem xét rất kỹ các bản dịch của sách. 

Milan Kundera rất được hâm mộ tại Việt Nam, gần đây loạt tác phẩm của ông được Công ty Nhã Nam phát hành bản tiếng Việt - Ảnh: AP

Milan Kundera rất được hâm mộ tại Việt Nam, gần đây loạt tác phẩm của ông được Công ty Nhã Nam phát hành bản tiếng Việt - Ảnh: AP

Về điện ảnh, ông cấm tất cả các bản chuyển thể thành phim từ sách của ông, kể từ bộ phim The Unbearable Lightness of Being (1988). Kundera từng là cố vấn cho bộ phim này - do cặp tài tử minh tinh Daniel Day-Lewis và Juliette Binoche đóng vai chính. Nhưng sau đó ông nói rằng bộ phim có rất ít điểm chung với tinh thần của cuốn sách.

Cuộc sống ẩn dật

Trong đời sống, Milan Kundera chọn cho mình lối sống kín tiếng. Ông quyết liệt bảo mật về đời sống riêng tư của mình vì cho rằng chúng ta đang sống trong một thời đại mà "cuộc sống riêng tư bị hủy hoại". Ông chỉ trả lời một số ít cuộc phỏng vấn và giữ thông tin tiểu sử của mình ở mức tối thiểu.

Ngay cả khi tuyển tập tác phẩm của ông được phát hành hoàn chỉnh vào năm 2011, ông cũng từ chối xuất hiện trước máy quay. Ông yêu cầu mọi cuốn sách của ông chỉ được phép có bản in và không số hóa, vì ông lo sợ cho tương lai của văn chương và không đồng tình với lối đọc sách bằng "màn hình".

Milan Kundera vào năm 2002, ông giữ thông tin tiểu sử của mình ở mức tối thiểu và ít khi trả lời phỏng vấn - Ảnh: AFP

Milan Kundera vào năm 2002, ông giữ thông tin tiểu sử của mình ở mức tối thiểu và ít khi trả lời phỏng vấn - Ảnh: AFP

Với Cộng hòa Czech - quê hương nhưng cũng không hẳn là quê hương khi quốc gia thời ông sống đã biến mất khỏi bản đồ thế giới - nhà văn có một mối quan hệ phức tạp. Ông ít khi quay lại nơi đây và nếu quay lại, ông sẽ đi ẩn danh, đặt phòng khách sạn bằng một bút danh khác.

Dù quốc tịch Czech được khôi phục cho ông vào năm 2019, ông vẫn luôn coi mình là người Pháp.

"Khi tôi còn là một cậu bé, nếu ai đó nói với tôi rằng 'Một ngày nào đó, đất nước của cậu sẽ biến mất khỏi thế giới', tôi sẽ coi đó là lời nói vô nghĩa, không thể tưởng tượng nổi. 

Một người đàn ông biết mình là phàm nhân, nhưng anh ta mặc nhiên cho rằng quốc gia của mình sẽ sống đời vĩnh cửu" - Kundera nói với tác gia Philip Roth trong một cuộc phỏng vấn với New York Times vào năm 1980, một năm trước khi ông nhập quốc tịch Pháp.

Hóng chuyện Milan KunderaHóng chuyện Milan Kundera

TT - Sau loạt tiểu thuyết và gần đây nhất là tập truyện ngắn Những mối tình nực cười và tiểu thuyết Vô tri, Milan Kundera vừa trở lại cùng độc giả VN với tập tiểu luận Một cuộc gặp gỡ (Nguyên Ngọc dịch). Tiếp nối tinh thần của Nghệ thuật tiểu thuyết, Tiểu luận... của Kundera (cùng một dịch giả, đã được xuất bản tại VN), Một cuộc gặp gỡ có phần “nhẹ nhàng” hơn về nội dung cũng như độ dày ấn bản.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp