Người Hong Kong xếp hàng tại một điểm bỏ phiếu - Ảnh: SCMP
Đây là cuộc bầu cử 4 năm một lần, người dân Hong Kong sẽ bầu 452 thành viên cho 18 hội đồng cấp quận của thành phố. Theo quy định, toàn bộ cư dân Hong Kong trên 18 tuổi đều có quyền bỏ phiếu.
Cử tri "rồng rắn" xếp hàng bỏ phiếu
Theo đó, có 40/70 ghế sẽ được lựa chọn theo hình thức phổ thông đầu phiếu, tức người dân sẽ bầu thẳng cho những ứng viên họ lựa chọn. Số 30/70 ghế còn lại thuộc quyền bầu của đơn vị bầu cử "chức năng", bao gồm phần lớn là các tổ chức và doanh nghiệp ở Hong Kong.
Với cách thức bầu cử tại Hong Kong, nhiều người cho rằng đây là cuộc "trưng cầu ý dân" của cử tri Hong Kong - Ảnh: REUTERS
Chức danh trưởng đặc khu hành chính Hong Kong, hiện do bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) nắm giữ, được chọn bởi một ủy ban có 1.200 đại diện thuộc tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân tại Hong Kong.
Cựu thủ lĩnh sinh viên Hoàng Chi Phong trả lời báo chí sau khi bỏ phiếu sáng 24-11 - Ảnh: REUTERS
Như vậy, cuộc bầu cử hội đồng cấp quận ngày 24-11 được xem là cơ hội duy nhất để đa số người dân Hong Kong có thể tự quyết định sự lựa chọn của mình.
Thông thường cuộc bầu cử hội đồng lập pháp cấp quận này bị xem là sự kiện tẻ nhạt, tỉ lệ đi bầu ít. Nhưng lần này, giữa lúc Hong Kong bất ổn với phong trào biểu tình rầm rộ đã bước sang tháng thứ 6, tỉ lệ người Hong Kong đi bầu được dự báo đạt số kỷ lục so với các lần trước.
Nhiều người còn đi bầu sớm vì lo rằng chính quyền Hong Kong sẽ kết thúc giờ bỏ phiếu sớm do biểu tình gây bất ổn an ninh.
Hình ảnh được ghi nhận sáng nay 24-11 cho thấy cử tri xếp hàng dài ở các điểm bỏ phiếu. Các ứng viên năm nay hầu hết có độ tuổi trẻ, đã liên tục xuống đường vận động nhiều tháng qua.
Tommy Cheung, một ứng viên tại cuộc bầu cử hội đồng lập pháp Hong Kong, chụp ảnh ngày 21-11 - Ảnh: REUTERS
Nhiều người Hong Kong đặt hi vọng vào cuộc bầu cử đặc biệt năm nay, vì có vẻ nó không còn tẻ nhạt như trước trong bối cảnh cuộc biểu tình Hong Kong thu hút sự chú ý của toàn thế giới.
Bắt nguồn từ việc phản đối dự luật dẫn độ, người Hong Kong đã biểu tình dai dẳng và hiện có 5 yêu sách đối với chính quyền đặc khu do bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga đứng đầu. Trong số này có yêu sách đòi hỏi cải cách bầu cử, cho phép người Hong Kong bỏ phiếu kép, nghĩa là các lá phiếu trong tay họ phải quyền lực hơn so với cách thức phân bổ như đã nêu.
Đặc khu trưởng Lâm Trịnh Nguyệt Nga đi bỏ phiếu sáng 24-11 - Ảnh: REUTERS
Trong cuộc bầu cử sáng 24-11, dự kiến kéo dài từ 7h30 tới 10h, người ta thấy cựu thủ lĩnh sinh viên biểu tình Hoàng Chi Phong (Joshua Wong) xuất hiện và trả lời báo chí.
Ngoài ra trưởng đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga cũng xuất hiện tại một địa điểm bầu cử cũng như trên truyền hình.
Hiện nay sự phản đối bà Lâm ở Hong Kong đang rất lớn, bất chấp bà đã tuyên bố hoãn dự luật dẫn độ.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận